Kho Bạc Nhà nước Thừa Thiên Huế: Nỗ lực hướng tới kho bạc số

LÊ NAM - NGUYỄN HÀ 18/11/2023 15:30

Với mục tiêu lấy khách hàng làm trung tâm, hướng tới kho bạc số, kho bạc nhà nước (KBNN) tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện nhiều cải cách, hiện đại hóa trong CCHC.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để hiện đại hoá các quy trình quản lý thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN). 

 Ông Nguyễn Hoàng Đệ (đứng) - Giám đốc KBNN Thừa Thiên Huế đang kiểm tra việc kiểm soát, thanh toán vốn tại đơn vị. (Ảnh H.T)

Ông Nguyễn Hoàng Đệ (đứng) - Giám đốc KBNN Thừa Thiên Huế đang kiểm tra việc kiểm soát, thanh toán vốn tại đơn vị. (Ảnh H.T)

Trong bối cảnh hệ thống KBNN đang tiến hành đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào các hoạt động nghiệp vụ. Năm 2018, KBNN Thừa Thiên Huế là đơn vị thí điểm triển khai dịch vụ công (DVC) trực tuyến, KBNN Thừa Thiên Huế đã tranh thủ sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, KBNN, thông tin tuyên truyền đến các ĐVSDNS của sử dụng DVC trực tuyến, tích cực triển khai DVC trực tuyến; thực hiện tốt công tác phân công, bố trí cán bộ nghiệp vụ để hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời các đơn vị sử dụng NSNN, phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số. Đến năm 2019 đạt 100% đơn vị NSNN tham gia, đạt 100% kế hoạch đề ra.

Năm 2021, KBNN Thừa Thiên Huế vận hành trên diện rộng chương trình Liên thông Dịch vụ công–Tabmis–TTSP, triển khai chương trình ĐTKB-GD (quản lý kiểm soát đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN). Mở rộng DVC trực tuyến đối với Dịch vụ công cam kết chi, Dịch vụ công đối chiếu số dư tài khoản.

Đến nay, Kho bạc Nhà nước đã cung cấp 11 thủ tục mức độ 4 lên DVCTT (đạt 100% theo kế hoạch) và 100% đơn vị sử dụng ngân sách thuộc đối tượng bắt buộc tham gia DVCTT đã tham gia. Tại Thừa Thiên Huế, với tổng số 1.439 ĐVSDNS, trong đó 1341 ĐVSDNS trên toàn tỉnh có sử dụng DVCTT của KBNN, trung bình mỗi ngày phát sinh khoảng 2.250 giao dịch, ngày cao điểm 4.500 giao dịch qua DVCTT.

Ông Hà Văn Dũng, Phó Giám đốc cho biết, nhờ những bước tiến về CCHC theo hướng chuyển đổi số, đến nay, KBNN Thừa Thiên Huế đã cơ bản hình thành Kho bạc điện tử và Kho bạc "3 không" - không chứng từ giấy, không khách giao dịch trực tiếp và không giao dịch tiền mặt tại trụ sở Kho bạc, tạo cơ sở để hướng tới Kho bạc số giai đoạn 2021-2030 theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Tài chính, KBNN.

“Trong thời gian tới, KBNN tỉnh tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hình thành nền tảng kho bạc số, góp phần xây dựng, phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số. Qua đó, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, góp phần nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để Thừa Thiên Huế sớm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị”, ông Dũng chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

  • Tỉnh Thừa Thiên Huế: Phát triển ngành Du lịch từ phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 

    Tỉnh Thừa Thiên Huế: Phát triển ngành Du lịch từ phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 

    17:35, 08/11/2023

  • Sáu kinh nghiệm giúp Thừa Thiên Huế đưa khởi nghiệp vào thực chất

    Sáu kinh nghiệm giúp Thừa Thiên Huế đưa khởi nghiệp vào thực chất

    00:19, 19/05/2023

  • Thừa Thiên Huế: Top 10 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc 2022

    Thừa Thiên Huế: Top 10 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc 2022

    16:50, 12/04/2023

LÊ NAM - NGUYỄN HÀ