Theo công bố Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục tăng thứ hạng với 69,36 điểm trên thang điểm 100, xếp thứ 6/63 tỉnh, thành phố.
>>>Thừa Thiên Huế đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các tập đoàn lớn
Đáng chú ý, năm 2022 là năm tỉnh Thừa Thiên Huế đạt điểm cao nhất tính từ năm 2016, lọt Top 10 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc 2022.
Theo ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Giám đốc Dự án PCI (VCCI), năm 2022 là một năm đặc biệt, năm đầu tiên nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phục hồi từ đại dịch Covid-19. Trong giai đoạn khó khăn thì vai trò của chính quyền địa phương lại càng quan trọng. Khi doanh nghiệp gặp khó, nếu chính quyền vào cuộc tích cực, chủ động, đồng hành thì sẽ đóng góp rất lớn vào quá trình phục hồi và vượt qua khó khăn của các doanh nghiệp. Và ngược lại nếu có tâm lý bỏ mặc, chậm trễ và đình trệ trong thực thi chính sách, sẽ tạo ra tác động kép tiêu cực.
Theo ông Đậu Anh Tuấn, tỉnh, thành phố nào vẫn được các doanh nghiệp đánh giá cao về sự năng động, tiên phong, tinh thần hỗ trợ cao rõ ràng là một điểm đến hấp dẫn của đầu tư, kinh doanh và rất đáng tự hào.
>>>Thừa Thiên Huế bứt phá trong phát triển kinh tế
>>>Thừa Thiên Huế: Chuyển mình về thu hút đầu tư trong bối cảnh mới
Theo lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, qua kết quả PCI cho thấy cộng đồng doanh nghiệp đã ghi nhận những nỗ lực của tỉnh trong việc triển khai các giải pháp nhằm cải cách hành chính hiệu quả và môi trường kinh doanh ngày càng bình đẳng. Qua đó, giúp tỉnh tiếp tục tạo niềm tin với các doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Để đáp lại những ghi nhận của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đâu tư minh bạch, thân thiện và thật sự hấp dẫn.
Theo đó, tỉnh đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử với các sáng kiến trong phát triển đô thị thông minh; Đổi mới thu hút đầu tư theo hướng trọng tâm, trọng điểm, đối tượng cụ thể, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh và quy hoạch phát triển của tỉnh. Đồng thời, tiếp tục quyết liệt chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong thời gian tới.
Với những nỗ lực không ngừng của cả hệ thống chính trị tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2022, GRDP tăng 8,56%; GRDP bình quân đầu người tăng 10% so với năm 2021. Thu ngân sách nhà nước đạt trên 12,7 nghìn tỷ đồng, tăng 12%. Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch tích cực; sản lượng thủy sản tăng 2,3%. Công nghiệp tăng khá; lượng khách du lịch tăng gần 3 lần cùng kỳ. Giải ngân vốn đầu tư công đạt 107% kế hoạch. Số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động gấp gần 1,9 lần số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Vốn FDI đăng ký tăng 40% so với cùng kỳ. Nhiều chỉ số cải cách hành chính thuộc nhóm dẫn đầu cả nước, chỉ số Hiệu quả và quản trị hành chính công xếp thứ 1/63; chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) xếp 4/63...
Có thể bạn quan tâm
PCI - chỉ số của hành động: Động lực thúc đẩy cải cách
16:59, 11/04/2023
Lạng Sơn lọt TOP 30 tỉnh, thành phố có điểm PCI 2022 hàng đầu Việt Nam
14:39, 11/04/2023
PCI là “con số biết nói” tạo động lực thúc đẩy cải cách
12:53, 11/04/2023
PCI 2022: Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu với 72,95 điểm
10:35, 11/04/2023