Ngành Công Thương Hà Nam: Đồng hành cùng doanh nghiệp

KIM DUNG - VŨ PHƯỜNG 19/10/2023 07:07

Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng Công nghiệp – Thương mại của Hà Nam luôn được duy trì ở mức cao, phát triển Ngành Công Thương phù hợp với điều kiện của tỉnh, tạo đà cho giai đoạn sau.

>>>Hà Nam nâng cao PCI từ những mục tiêu cụ thể

Dấu ấn ngành công thương Hà Nam

Theo ông Lê Nguyên Ngọc, TUV, Giám đốc Sở Công thương Hà Nam, tỉnh coi phát triển công nghiệp, thương mại là tiền đề quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh; do đó tỉnh đã quan tâm xây dựng các cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, thương mại, đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, (KCN, CCN, TTCN)  tăng cường cải cách thủ hành chính (TTHC) trong lĩnh vực đầu tư; xây dựng cơ chế hỗ trợ đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu lao động trong các khu, CCN.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham quan gian hàng của Sở Công Thương

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham quan gian hàng của Sở Công Thương

Lĩnh vực thương mại cũng có những bước phát triển đáng kể, đến nay đã phát triển được trên 25.000 cơ sở kinh doanh thương mại với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và thu hút được trên 43.803 lao động vào làm việc. Cơ sở vật chất lĩnh vực thương mại những năm qua được đầu tư đổi mới, hình thành các cơ sở kinh doanh thương mại hiện đại văn minh.

Hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh những năm qua đã có những bước phát triển mạnh; các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu đã chủ động tìm kiếm thị trường, khai thác lợi thế của địa phương nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu, đưa giá trị xuất khẩu của tỉnh có bước tăng trưởng đáng kể.

Ông Lê Nguyên Ngọc, Giám đốc Sở Công thương Hà Nam cho biết, hàng năm, các chương trình, đề án đã được triển khai thực hiện đảm bảo chất lượng và tiến độ thời gian. Các lĩnh vực quản lý ngành: Quản lý công nghiệp; quản lý kỹ thuật - an toàn và môi trường; quản lý điện và năng lượng; Quản lý thương mại; công tác thanh tra - giải quyết khiếu nại tố cáo; công tác tổ chức và cải cách hành chính; khuyến công và xúc tiến thương mại; tư vấn phát triển công nghiệp và tiết kiệm năng lượng được triển khai đồng bộ và đạt được nhiều thành quả đóng góp vào sự phát triển chung của Tỉnh.

Lãnh đạo tỉnh Hà Nam tham quan gian hàng của Sở Công Thương tại Quảng Ninh

Lãnh đạo tỉnh Hà Nam tham quan gian hàng của Sở Công Thương tại Quảng Ninh

Năm 2023 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XX. Toàn ngành có cơ sở để kỳ vọng cho năm 2023 sẽ tiếp tục tăng trưởng cao. Theo đó, ngành đề ra các mục tiêu: Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) đạt 198.132 tỷ đồng, tăng 12,4% so với ước thực hiện năm 2022. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 47.722 tỷ đồng, tăng 15,8% so với ước thực hiện năm 2022. Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt 6,4 tỷ USD, tăng 15% so với ước thực hiện năm 2022.

Các giải pháp nâng cao chỉ số  PCI “Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp”

Tỉnh Hà Nam đã nỗ lực trong việc triển khai Chỉ số “ Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp” những năm gần đây, thể hiện sự thông qua kết quả đánh giá hàng năm. Phân tích sự thay đổi của Chỉ số “Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp" trong giai đoạn 2017 - 2022 cho thấy các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đã dần được cải thiện về chất lượng nhưng chưa ổn định qua các năm. Nhằm nâng cao chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (1 trong 10 chỉ số thành phần PCI), ngành Công thương đã triển khai các nhiệm vụ, giải pháp như:

Các đại biểu cắt băng khai mạc Hội chợ Công Thương vùng đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam năm 2023

Các đại biểu cắt băng khai mạc Hội chợ Công Thương vùng đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam năm 2023

- Triển khai Chương trình hành động số 2114/CTr-UBND ngày 16/8/2021 của UBND tỉnh Hà Nam về Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh (PCI) Hà Nam giai đoạn 2021 – 2025. Sở Công Thương đã ban hành Kế hoạch số 1075/KH-SCT ngày 01/08/2022 về việc “thực hiện cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Hà Nam năm 2022 của Sở Công Thương Hà Nam”. Chỉ đạo các phòng, đơn vị thuộc Sở theo chức năng, nhiệm vụ chủ động, tích cực triển khai thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đối với các nội dung trong Phiếu khảo sát doanh nghiệp năm 2021; bao gồm các Chỉ số: Tổng quan về doanh nghiệp; đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh; đất đai, mặt bằng kinh doanh; chi phí kinh doanh; môi trường kinh doanh; tính minh bạch và tiếp cận thông tin; giải quyết tranh chấp và vấn đề an ninh trật tự; tính năng động của chính quyền tỉnh; các vấn đề chung; tác động của dịch bệnh Covid-19 đến doanh nghiệp; hội nhập kinh tế quốc tế...

- Triển khai có hiệu quả Chương trình Xúc tiến thương mại tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025; thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến thương mại giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; Tham gia các chương trình, hội nghị giao thương như Chương trình “Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại” tại Hà Nội, Hội nghị kết nối cung cầu tại Thái Bình, Hội nghị kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Hà Nam, Quảng Trị và TP.Hồ Chí Minh; tham gia các Hội chợ thương mại quốc tế (Việt Nam expo...)

Xúc tiến quảng bá, kết nối thị trường liên kết vùng, hợp tác với các tỉnh trong khâu tiêu thụ hàng hóa đặc trưng của tỉnh; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực thông qua chương trình khuyến công quốc gia và địa phương; hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ, thủ tục hưởng ưu đãi trong sản xuất công nghiệp hỗ trợ.

- Tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa, tăng cường tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại; Triển khai các đề án thương mại điện tử, duy trì, phát triển trang tin thương mại điện tử; Thúc đẩy chuyển đổi số, hỗ trợ, hướng dẫn các cơ sở sản xuất có sản phẩm OCOP, sản phẩm CNNT tiêu biểu trưng bày và bán trên các sàn thương mại điện tử: đưa các sản phẩm chủ lực của địa phương lên sàn thương mại điện tử tỉnh Hà Nam: santhuongmaihanam.com.vn; Postmart.vn; Voso.vn; Sendo; Tiki; Lazada… nhằm hỗ trợ kết nối cung cầu giữa nhà sản xuất với nhà phân phối, người tiêu dùng thúc đẩy chuỗi sản xuất tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp, các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước; tham gia các hội nghị kết nối cung cầu trên cả nước nhằm tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu tham gia hội nghị tham tán thương mại tổ chức dịp cuối năm tại Bộ Công Thương.

Lãnh đạo tỉnh Hà Nam tham quan các gian hàng tại hội chợ

Lãnh đạo tỉnh Hà Nam tham quan các gian hàng tại hội chợ

- Chú trọng tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ phát triển cả về số lượng, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ; Tăng cường thông tin, giới thiệu về khối doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ đến cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh để kích thích nhu cầu sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp; Tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ nâng cao tính chuyên nghiệp, chuyên môn hóa, ứng dụng CNTT, chuyển đổi số; Thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về tình hình hội nhập kinh tế quốc tế, các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam; tư vấn, hỗ trợ các nội dung của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) cho các doanh nghiệp (Tháng 8/2022, Sở Công Thương đã phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế quốc gia tổ chức lớp tập huấn phổ biến kiến thức về các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cho đối tượng là các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Nam đảm bảo thiết thực, hiệu quả).

- Chủ động tuyên truyền và khuyến khích doanh nghiệp trong tỉnh nhập khẩu nguồn nguyên liệu đầu vào từ các nước thành viên của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới để được hưởng các ưu đãi thuế quan theo lộ trình từ các nước thành viên.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương tổ chức thực hiện tốt Phương án phát triển các CCN trên địa bàn tỉnh để tạo quỹ đất dành cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhất là các V doanh nghiệp nhỏ và vừa được thuê đất thực hiện dự án.

- Đổi mới và nâng cao chất lượng nội dung đối thoại giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, tiếp nhận và trả lời câu hỏi, ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử của Sở đúng thời gian quy định. Chấp hành nghiêm quy định của pháp luật trong khi thanh tra, kiểm tra;

- Rà soát, điều chỉnh, cắt giảm, đơn giản hóa và niêm yết công khai bộ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở, hướng dẫn cụ thể các TTHC để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân dễ tiếp cận, đảm bảo đúng thời gian quy định; Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực thông qua chương trình khuyến công quốc gia và địa phương; hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ, thủ tục hưởng ưu đãi trong sản xuất công nghiệp hỗ trợ,...

- Tăng cường sự phối hợp với các ngành như Ban quản lý các KCN tỉnh, Sở KH&ĐT, Sở Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nam, UBND các huyện, thị xã, thành phố để có giải pháp tổng thể nâng cao chất lượng một số nội dung trong Chỉ số “Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp” được doanh nghiệp đánh giá thấp như: thủ tục cấp bảo lãnh tín dụng cho DNNVV; thủ tục để được giảm giá thuê mặt bằng tại khu/CCN; thủ tục để được miễn, giảm chi phí tư vấn pháp luật khi sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật thuộc mạng lưới tư vấn viên của cơ quan nhà nước; thủ tục để hưởng hỗ trợ từ chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới.

- Phối hợp với một số cơ quan của Bộ Công Thương như: Cục Xuất nhập khẩu, Cục Xúc tiến thương mại, Vụ thị trương châu Âu-châu Mỹ nắm bắt thông tin đối với hoạt động xuất nhập khẩu và tình hình thị trường tại các nước nhất là các nước thành viên của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới để doanh nghiệp trong tỉnh, chủ động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Qua việc triển khai các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết trong thời gian qua nhận thấy các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đều bày tỏ sự hưởng ứng với những thay đổi tích cực về môi trường kinh doanh, TTHC bên cạnh những ưu đãi thuế quan được hưởng khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường các nước thành viên của Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết, còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nắm bắt thông tin, nhận thức sâu sắc để vận dụng vào việc hoạch định chính sách sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách thiết thực, hiệu quả.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hà Nam có trên 400 doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, Sở Công Thương đã đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu cho phép tỉnh Hà Nam được đặt văn phòng cấp CO (chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu) trên địa bàn tỉnh.

Chúng tôi tin tưởng rằng với sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu của ngành Công Thương Hà Nam sẽ góp phần xây dựng tỉnh Hà Nam giàu đẹp và hội nhập quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

  • Hà Nam: Thu hút đầu tư từ nguồn lao động chất lượng cao

    Hà Nam: Thu hút đầu tư từ nguồn lao động chất lượng cao

    17:25, 29/07/2023

  • Tỉnh Hà Nam: nâng cao nhận thức, năng lực của cộng đồng về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

    Tỉnh Hà Nam: nâng cao nhận thức, năng lực của cộng đồng về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

    00:18, 18/05/2023

  • Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hà Nam: Có tâm có tầm trongp/xây dựng doanh nghiệp

    Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hà Nam: Có tâm có tầm trong xây dựng doanh nghiệp

    17:26, 29/04/2023

  • Hà Nam: Ngành Xây dựng cải cách hành chính - đồng hành cùng doanh nghiệp

    Hà Nam: Ngành Xây dựng cải cách hành chính - đồng hành cùng doanh nghiệp

    08:01, 07/09/2022

  • Hà Nam: Các khu công nghiệp đón sóng đầu tư mới

    Hà Nam: Các khu công nghiệp đón sóng đầu tư mới

    08:23, 27/08/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ngành Công Thương Hà Nam: Đồng hành cùng doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO