Hà Nam: Thu hút đầu tư từ nguồn lao động chất lượng cao

Diendandoanhnghiep.vn Xác định chất lượng nguồn lao động sẽ là điểm sáng trong thu hút đầu tư, ngành LĐTBXH tỉnh Hà Nam đã chỉ đạo phát triển đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm tăng sức cạnh tranh.

>>Trường nghề cần doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo

>>Tỉnh Hà Nam: nâng cao nhận thức, năng lực của cộng đồng về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Đào tạo lao động đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp 

Ông Nguyễn Văn Hảo - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nam cho biết, trong những năm qua, chất lượng giáo dục nghề nghiệp, chất lượng lao động trên địa bàn tỉnh Hà Nam ngày càng được khẳng định và nâng cao, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao cung cấp lao động cho các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp ngành nghề công nghiệp chủ lực, doanh nghiệp công nghệ cao của Hà Nam và trên cả nước.

Ông Nguyễn Văn Hảo, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH trao Cờ của UBND tỉnh Hà Nam khen thưởng đơn vị đạt kết quả trong công tác năm 2022

Ông Nguyễn Văn Hảo, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH trao Cờ của UBND tỉnh Hà Nam khen thưởng đơn vị đạt kết quả trong công tác năm 2022

Hiện nay, Hà Nam có 19 cơ sở GDNN, gồm: 05 trường cao đẳng, 05 trường trung cấp, 05 trung tâm GDNN - giáo dục thường xuyên, 04 cơ sở khác có hoạt động GDNN. Các cơ sở GDNN tuyển sinh, đào tạo 101 nghề.

Năm học 2022 – 2023, trường Cao đẳng nghề Hà Nam có trên 1.000 học sinh, sinh viên thuộc các hệ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp, trong đó số học sinh lớp 10 là 600 em

Năm học 2022 – 2023, trường Cao đẳng nghề Hà Nam có trên 1.000 học sinh, sinh viên thuộc các hệ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp, trong đó số học sinh lớp 10 là 600 em 

Theo đó, chất lượng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm của Hà Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực với nhiều mô hình gắn kết hiệu quả, bền vững. Các hình thức hợp tác chủ yếu là: Xây dựng chương trình đào tạo; nơi thực tập sản xuất cho học sinh, sinh viên, nhà giáo; tham gia vào quá trình giảng dạy; cấp học bổng cho học sinh, sinh viên; hỗ trợ trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo và tuyển dụng học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp hoặc các thỏa thuận hợp tác khác,...

Ông Nguyễn Văn Hảo khẳng định, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) của Hà Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ; nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng sát với yêu cầu thực tế của doanh nghiệp.

Chính phủ bổ sung 4 KCN gần 1.000ha của tỉnh Hà Nam vào quy hoạch nên nhu cầu lao động với các Doanh nghiệp rất quan trọng

Chính phủ bổ sung 4 KCN gần 1.000ha của tỉnh Hà Nam vào quy hoạch nên nhu cầu lao động với các Doanh nghiệp rất quan trọng

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 156 doanh nghiệp hợp tác với các cơ sở GDNN, trên 95% người học sau khi tốt nghiệp được các doanh nghiệp tuyển dụng ngay vào làm các công việc phù hợp với ngành, nghề đào tạo với mức thu nhập từ 6 đến 10 triệu đồng/người/tháng.

Tỉnh cũng đã xây dựng và cập nhật dữ liệu mở về lao động có kỹ năng nghề theo từng lĩnh vực, ngành nghề, trình độ đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, nhất là những ngành nghề, kỹ năng mới như: Điện, điện tử, cơ khí chế tạo, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ, nông nghiệp công nghệ cao,... Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kết nối cung - cầu để nâng cao hiệu quả đào tạo và sử dụng lao động.

Đẩy mạnh các giải pháp phát triển nhân lực

Theo ông Nguyễn Văn Hảo, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hà Nam, giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh sẽ tiếp tục đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng tuyển sinh, chất lượng đào tạo và hiệu quả GDNN. Tăng cường đào tạo theo hướng ứng dụng thực hành, đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia và đảm bảo an sinh xã hội.

>>Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hà Nam: Có tâm có tầm trong xây dựng doanh nghiệp

>>Hà Nam: Các khu công nghiệp đón sóng đầu tư mới

>>Hà Nam: Ngành Xây dựng cải cách hành chính - đồng hành cùng doanh nghiệp

“Sở LĐ- TB&XH Hà Nam đã thường xuyên tổ chức các chương trình gắn kết GDNN với thị trường lao động nhằm thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp, người học và xã hội về GDNN; Tư vấn, định hướng nghề nghiệp, việc làm giúp học sinh, sinh viên, người lao động chọn nghề và tìm kiếm việc làm phù hợp; Thúc đẩy và khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia phong trào khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn Thủ đô; Đẩy mạnh gắn kết giữa các cơ sở GDNN với các doanh nghiệp; Hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại; Kết nối cung cầu lao động; Hỗ trợ giải quyết sự thiếu hụt lao động, việc làm giữa các khu vực kinh tế và lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ", ông Hảo nhấn mạnh.

Về đào tạo nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao thì cần thu hút các cá nhân, doanh nghiệp, bên liên quan tham gia đào tạo nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao như: nhà khoa học giỏi, doanh nghiệp, phát triển đào tạo gắn với nghiên cứu đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học, các nguồn lực tài trợ đào tạo, nghiên cứu; tạo việc làm trong các lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao; thu hút đầu tư nước ngoài phát triển; từ đó, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.

Tỉnh phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2025 đạt 75%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có chứng chỉ, bằng cấp đạt 60%. Quy mô tuyển sinh của các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 đạt trên 25.000 người; có 03 trường được kiểm định, đánh giá, công nhận đạt tiêu chí của trường chất lượng cao; tối thiểu 30% cơ sở GDNN công lập tự chủ về tài chính,… Qua đó, không chỉ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội địa phương mà còn hiện thực hóa mục tiêu đưa Hà Nam trở thành tỉnh khá của Vùng Đồng bằng Bắc Bộ”, ông Nguyễn Văn Hảo khẳng định.

Đổi mới hoạt động kết nối cung cầu lao động

Trung tâm Dịch vụ việc làm đã không ngừng đổi mới các hình thức tổ chức các phiên giao dịch việc làm, tạo sự kết nối, thông tin thị trường lao động trong và ngoài nước. 6 tháng đầu năm 2023, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức được 5 phiên giao dịch việc làm, thu hút 256 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng trực tiếp và gián tiếp; tư vấn việc làm cho 11.665 người. Gần 5.000 lao động được giới thiệu việc làm, hàng nghìn người được tư vấn học nghề, xuất khẩu lao động và giải quyết các thủ tục về bảo hiểm thất nghiệp.

Ông Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm chia sẻ: Trung tâm là đơn vị đầu tiên của cả nước tổ chức được các phiên giao dịch việc làm, tư vấn, kết nối cung cầu trực tiếp cho người mới hết hạn tù và sắp sửa mãn hạn tù với doanh nghiệp. Tại phiên giao dịch việc làm giành cho người đã chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương trên địa bàn huyện Thanh Liêm vừa qua, 108 người thuộc đối tượng này đã được tư vấn, giới thiệu việc làm, tham gia tuyển dụng trực tiếp với các doanh nghiệp. Điều quan trọng nhất, các doanh nghiệp đã hợp tác, chia sẻ với địa phương trong việc sẵn sàng nhận những người vào làm việc nếu đáp ứng những yêu cầu về vị trí việc làm của công ty. Hoạt động này của Trung tâm đã nhận được đánh giá cao của Cục trưởng Cục THAHS và HTTP (Bộ Công an).

Là doanh nghiệp gắn bó với các sàn giao dịch việc làm của Trung tâm từ lâu, bà Nguyễn Hồng Liên, cán bộ phòng nhân sự công ty TNHH MTV Trường Hải (tỉnh Hà Nam) cho rằng, tham gia tuyển dụng trực tiếp tại các phiên giao dịch có kết quả tốt hơn là tuyển dụng qua các kênh khác. Bởi vì, yêu cầu của công ty là tuyển dụng lao động có tay nghề cao vào làm việc, qua phỏng vấn trực tiếp, xem xét hồ sơ của NLĐ tại sàn giao dịch, lao động nào đáp ứng được yêu cầu sẽ có kết quả ngay.

Đại diện doanh nghiệp tiếp xúc với NLĐ tại phiên giao dịch việc làm ngày 15/3/2023

Đại diện doanh nghiệp tiếp xúc với NLĐ tại phiên giao dịch việc làm ngày 15/3/2023

Nhận xét về hình thức tổ chức các phiên giao dịch việc làm của Trung tâm gần đây, bà Liên cho rằng, trung tâm không ngừng đổi mới công tác tổ chức các phiên giao dịch, vừa kết hợp trực tiếp với trực tuyến, vừa mở rộng đối tượng tham gia, … Điều này tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp cũng như người lao động chia sẻ thông tin, kết nối nhu cầu để một bên có việc làm, một bên có thể tuyển dụng được nhân lực mình cần.

Khá đông người lao động tìm kiếm việc làm và có nhu cầu tư vấn bảo hiểm thất nghiệp, học nghề tại các phiên giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức

Khá đông người lao động tìm kiếm việc làm và có nhu cầu tư vấn bảo hiểm thất nghiệp, học nghề tại các phiên giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức

Nâng cao chỉ số "đào tạo lao động"

Xác định được tầm quan trọng của công tác cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Thời gian qua, UBND tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch. Với nỗ lực của các cấp, các ngành và địa phương, sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, năm 2022, xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh đứng thứ 21/63 tỉnh thành, ông Hảo cho biết.

Để tiếp tục cải thiện chỉ số thành phần “Đào tạo lao động” trong xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, Sở LĐ-TB&XH sẽ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp cải thiện chất lượng nguồn lao động góp phần vào mục tiêu tiếp tục nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong những năm tiếp theo.

Thời gian tới, tỉnh sẽ đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, tạo sự chuyển biến về nhận thức, đồng thuận của các cấp, ngành và người dân về phát triển GDNN và giải quyết việc làm, nhất là sự đồng hành của doanh nghiệp trong việc phát triển nhân lực có kỹ năng nghề phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh. Triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển GDNN; tăng cường chuyển đổi số và đào tạo trực tuyến; chú trọng đào tạo lại và đào tạo thường xuyên, bảo đảm thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động. Bên cạnh đó, gắn kết chặt chẽ 3 “Nhà”: Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp trong các hoạt động GDNN. Đặc biệt, tiếp tục rà soát, tổ chức, sắp xếp lại hệ thống cơ sở GDNN; thúc đẩy phát triển cơ sở có năng lực tự chủ và hoạt động hiệu quả.

Chất lượng GDNN được nâng cao, ngoài ý nghĩa bảo đảm đủ nguồn nhân lực đáp ứng thị trường lao động, còn làm thay đổi năng lực tư duy sản xuất cho lao động trẻ. Qua đó, tạo nên một thế hệ năng động, sáng tạo, có tác phong công nghiệp phù hợp với thời đại 4.0. Đây vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ mà Kế hoạch phát triển GDNN đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hà Nam hướng đến.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nam: Thu hút đầu tư từ nguồn lao động chất lượng cao tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714602280 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714602280 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10