Bất động sản Hà Nam: “Bến đỗ” an toàn cho nhà đầu tư

Diendandoanhnghiep.vn Sự bứt phá mạnh mẽ trong thu hút đầu tư, quy hoạch hạ tầng và giao thông đang khiến Hà Nam là điểm đến đầu tư lý tưởng cho các doanh nghiệp, từ đó cũng là “bến đỗ” an toàn cho nhiều nhà đầu tư BĐS.

>>> “Rào chắn” mới với bất động sản: Gỡ khó cho bất động sản

Bất động sản Hà Nam đang là “miền đất hứa” cho các nhà đầu tư (Trong ảnh: dự án River silk City trên địa bàn TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam)

Bất động sản Hà Nam đang là “miền đất hứa” cho các nhà đầu tư (Trong ảnh: dự án River silk City trên địa bàn TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam)

Quy hoạch bài bản, đón sóng đầu tư

Là cửa ngõ quan trọng phía Nam của Thủ đô Hà Nội, Hà Nam đang được đánh giá cao về môi trường đầu tư kinh doanh với cơ sở hạ tầng giao thông kết nối tốt với các khu vực lân cận, cơ chế chính sách thuận lợi cho các nhà đầu tư và nguồn nhân lực dồi dào. Trên đà phát triển, tỉnh Hà Nam đang tiếp tục tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh để thu hút đầu tư vào các lĩnh vực mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương.

Cùng với đó, Hà Nam được biết tới là tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp và xây dựng, chiếm tới hơn 67% cơ cấu kinh tế của tỉnh. Ở đây hiện có 12 khu công nghiệp (KCN) đã và đang đi vào hoạt động.

Hội tụ những lợi thế về công nghiệp, giao thông, Hà Nam đang ngày càng thu hút được nhiều "ông lớn" đầu tư. Thống kê từ Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam, 6 tháng đầu năm 2023, các KCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 11 dự án, trong đó có 7 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 4 dự án đầu tư trong nước (DDI) với số vốn đăng ký lần lượt là 97,74 triệu USD và 500 tỷ đồng.

Lũy kế đến tháng 6/2023, tại các KCN đã có 533 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 320 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 4.959,97 triệu USD và 213 dự án DDI với tổng vốn đăng ký là 41.900 tỷ đồng.

Khu công nghiệp đồng bộ với hạ tầng giao thông là điểm nhấn cho thu hút đầu tư FDI của Hà Nam (Ảnh: Vũ Phường)

Khu công nghiệp đồng bộ với hạ tầng giao thông là điểm nhấn cho thu hút đầu tư FDI của Hà Nam (Ảnh: Vũ Phường)

Theo các chuyên gia kinh tế, việc thu hút dòng vốn từ các doanh nghiệp FDI và trong nước đổ vào tỉnh Hà Nam ngày càng mạnh, giúp địa phương này nhanh chóng trở thành tâm điểm đầu tư ngay cạnh Hà Nội. Cùng với đó, những nỗ lực của chính quyền địa phương trong việc cải thiện môi trường đầu tư đã đưa Hà Nam luôn nằm trong Top 10 - 15 tỉnh, thành thu hút vốn vốn đầu tư FDI tốt nhất cả nước.

Theo dự thảo Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Hà Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 xây dựng tỉnh giàu đẹp, văn minh, phấn đấu đạt mức phát triển khá của vùng đồng bằng sông Hồng. Đến năm 2030, cơ bản đạt các tiêu chí của thành phố trực thuộc Trung ương và phấn đấu đến năm 2035, tỉnh Hà Nam trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Tất cả những lợi thế kể trên giúp địa phương này nhanh chóng trở thành tâm điểm đầu tư ven đô, thu hút sự chú ý của nhiều doanh nghiệp bất động sản.

>>> Luật Đất đai không thể “ôm” tất cả
Một góc đô thị Hà Nam. Ảnh: Vũ Phường

Một góc đô thị Hà Nam. Ảnh: Vũ Phường

Chính quyền quyết liệt tháo gỡ khó khăn

Thị trường bất động sản Hà Nam đang nổi lên như một "điểm đến" đầy tiềm năng với các nhà đầu tư. Thừa hưởng vị trí chiến lược, cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại, kinh tế phát triển mạnh mẽ cùng nguồn nhân lực chất lượng cao, thị trường bất động sản đang ngày càng sôi động.

Sau giai đoạn trầm lắng từ nửa cuối năm 2022, hàng loạt chính sách nhằm gỡ nút thắt được công bố thời gian qua đã giúp bất động sản Hà Nam lấy lại niềm tin.

Một chuyên gia BĐS đánh giá, thị trường BĐS Hà Nam còn nhiều tiềm năng để phát triển, bởi giá còn tương đối “mềm”, quỹ đất dồi dào và chưa có nhiều loại hình sản phẩm đa dạng. Hơn nữa, chính sách xúc tiến đầu tư, ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư của tỉnh trong thời gian qua cũng được nhiều nhà đầu tư đánh giá cao.

Theo ông Đào Tuấn Anh, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nam, trong Quý II/2023, tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư 04 dự án BĐS; lựa chọn nhà đầu tư 01 dự án; số lượng dự án được cấp phép xây dựng trên địa bàn tỉnh là 01 dự án.

Cũng trong Quý II, lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền chuyển nhượng trên địa bàn tỉnh ở con số 1.172 với tổng giá trị giao dịch là hơn 1.036 tỷ đồng.

Cấp ủy, chính quyền tỉnh Hà Nam luôn đồng hành cùng doanh nghiệp vượt thử thách, khó khăn

Cấp ủy, chính quyền tỉnh Hà Nam luôn đồng hành cùng doanh nghiệp vượt thử thách, khó khăn

Ông Đào Tuấn Anh cho hay, trong bối cảnh khó khăn chung của tình hình kinh tế trong và ngoài nước, các cấp, các ngành của tỉnh Hà Nam luôn lắng nghe, tiếp thu những ý kiến đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp để đồng hành, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh. Hội nghị làm việc giữa thường trực Tỉnh ủy với Hiệp hội doanh nghiệp và các Hội doanh nghiệp trong tỉnh ngày 12/7 vừa qua là minh chứng cho điều đó. Thông qua hội nghị, cộng đồng doanh nghiệp đã thẳng thắn nêu những khó khăn, vướng mắc cụ thể mà doanh nghiệp đang phải đối mặt hiện nay, đặc biệt về việc tiếp cận vốn và phục hồi thị trường bất động sản.

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp về việc này, đại diện Tập đoàn CEO – chủ đầu tư dự án khu đô thị River Silk City (TP Phủ Lý, Hà Nam) cho biết, trong quá trình thực hiện các thủ tục pháp lý của dự án, doanh nghiệp gặp một số khó khăn nhất định liên quan tới công tác bồi thường, GPMB, thủ tục cấp sổ đỏ cho khách hàng…

Dự án KĐT River Silk City do Tập đoàn CEO làm chủ đầu tư

Dự án KĐT River Silk City do Tập đoàn CEO làm chủ đầu tư

Điển hình như, phía Tập đoàn CEO đã sớm xin cấp sổ đỏ cho khách hàng trong phạm vi đã được giao đất, thi công hạ tầng hoàn thiện, tuy nhiên do vướng một số thủ tục hành chính yêu cầu GPMB xong toàn bộ mới có thể nghiệm thu để cấp sổ cho khách hàng. Do đó, việc cấp sổ này đã bị trì hoãn trong thời gian nhất định.

“Để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, chúng tôi đang nỗ lực để có thể hoàn thiện toàn bộ công tác GPMB trong thời gian sớm nhất và hi vọng thủ tục hành chính sẽ thông thoáng hơn để có thể hỗ trợ thúc đẩy triển khai dự án, qua đó đảm bảo quyền lợi của cư dân”, đại diện doanh nghiệp cho hay. Với sự hỗ trợ, đồng hành tích cực từ chính quyền các cấp tỉnh Hà Nam, phía Tập đoàn CEO tin tưởng những khó khăn nói trên sẽ sớm được giải quyết.

Từ phía chủ đầu tư, Tập đoàn CEO cũng hi vọng chính quyền các cấp tỉnh Hà Nam sẽ xem xét và cân nhắc điều chỉnh theo hướng có lợi hơn cho người dân đối với một số vấn đề như: Cải cách thủ tục cấp sổ đỏ cho khách hàng dựa trên cơ sở thực tế để đánh giá; thúc đẩy công tác bồi thường, GPMB theo đúng tiến độ các cơ quan chính quyền đã cam kết;…  qua đó góp phần đưa Hà Nam thành thị trường ngày càng hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư và khách hàng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bất động sản Hà Nam: “Bến đỗ” an toàn cho nhà đầu tư tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714216571 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714216571 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10