Wikipedia: Nhà tiên phong của nền kinh tế chia sẻ

QUÂN BẢO 15/01/2021 03:08

Wikipedia có thể không phải là nguồn thông tin “chính thống” dưới mắt các giảng viên, song đây vẫn là trang web bách khoa toàn thư được truy cập nhiều nhất thế giới.

“Nền kinh tế chia sẻ” có lẽ là một trong những từ khoá “hot” nhất trong vài năm trở lại đây. Bạn hầu như có thể chia sẻ bất cứ thứ gì - từ phương tiện di chuyển, căn hộ cho thuê, đồ cũ cho đến cả những “tài lẻ” của mình.

Nhưng có lẽ chúng ta đã sớm biết đến nền kinh tế này, ngay cả trước khi nó được gọi tên, thông qua một đại diện nổi tiếng mà hôm nay vừa tròn sinh nhật 20 tuổi: Wikipedia.

Denis Diderot, biên tập viên của tuyển tập Bách khoa Toàn thư của Pháp thế kỷ 18, đã dành tới 26 năm để “tổng hợp những kiến thức rải rác trên bề mặt Trái Đất” - trích từ The Economist. Wikipedia sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian đó xuống chỉ còn vài cú lăn chuột.

Nền tảng này ra đời đến từ nguồn cảm hứng khi Jimmy Wales - một trong hai nhà đồng sáng lập - được mẹ mua cho một quyển bách khoa toàn thư từ khi còn nhỏ. Ông say mê đọc cuốn sách nhưng cũng cảm thấy “khó chịu” khi cảm giác nội dung còn “thiếu gì đó”. Việc bổ sung tri thức còn thiếu cũng thú vị như việc tìm hiểu tri thức đó vậy.

Wikipedia có thể không phải là nguồn thông tin “chính thống” dưới mắt các giảng viên, song đây vẫn là trang web bách khoa toàn thư được truy cập nhiều nhất thế giới, với hơn 55 triệu bài viết và gần 22 tỷ lượt truy cập hàng tháng. Con số này vào năm 2016 chỉ là 18 tỷ.

Càng đáng nể hơn khi Wikipedia chạm đến cột mốc này mà không cần quỹ đầu tư hay nền tảng chạy quảng cáo nào. Bí quyết đến từ mô hình kinh doanh độc đáo của hai nhà đồng sáng lập Jimmy Wales và Larry Sanger: bất cứ ai cũng có thể là tác giả.

Đúng vậy, thông tin cũng là một loại “tài sản” có thể chia sẻ cùng nhau, kích thích tinh thần đóng góp kiến thức cho nhân loại. Theo một báo cáo của Harvard năm 2018, lượng thông tin này đã giúp mang lại gần 42 tỷ USD thặng dư tiêu dùng - con số không được thể hiện trong GDP của Mỹ.

Dĩ nhiên Wikipedia chưa bao giờ tự nhận mình là một nguồn tin xác thực - bản thân điều này được đăng rất rõ trên trang chủ. Song nó vẫn là một công cụ phổ biến trên nền tảng web:

  • YouTube và Facebook dùng nó để cảnh báo các video tin giả và dẫn chứng không chính xác
  • Amazon, Apple và Google dùng nó để “dạy” cho Alexa, Siri và bộ máy tìm kiếm
  • WHO cũng làm việc với Wikipedia để chống lại đại dịch Covid-19 trên khía cạnh thông tin

Wikipedia có lẽ vẫn sẽ còn phổ biến như vậy trong một thời gian rất dài nữa. Bản thân lời kêu gọi cộng đồng quyên góp để duy trì nền tảng cũng được hưởng ứng khi đã có 122 triệu USD được kêu gọi trong năm 2019. Trên tất cả, đây vẫn sẽ là nhân chứng sống về khởi nguồn của nền kinh tế chia sẻ và tiềm lực của nó cho sự phát triển chung.

Còn gì nữa nhỉ?

Dollar General là một trong những công ty đầu tiên thưởng tiền cho nhân viên - ở đây là 4 giờ lương - để họ được tiêm vắc xin Covid-19.

Gã khổng lồ chip Qualcomm sẽ mua công ty khởi nghiệp chip Nuvia với giá 1,4 tỷ USD để cạnh tranh tốt hơn với Apple và Intel.

Intel sẽ thay thế CEO Bob Swan bằng Pat Gelsinger, CEO hiện tại của VMWare. Sự thay đổi diễn ra khi các nhà đầu tư thúc đẩy Intel áp dụng chiến lược mới sau khi bị Nvidia cản trở và bị Apple loại bỏ.

Công ty lưu trữ đám mây Dropbox sẽ sa thải hơn 10% nhân viên (315 nhân viên) và COO của họ sẽ từ chức trong một nỗ lực áp dụng mô hình “Virtual World” (nhân viên được khuyến khích lựa chọn địa điểm và thời gian làm việc phù hợp thay vì làm việc cố định tại văn phòng)

Có thể bạn quan tâm

  • Phát động cuộc thip/“ Wiki Korea phong cách Việt”

    Phát động cuộc thi “ Wiki Korea phong cách Việt”

    00:00, 17/06/2013

  • Kinh tế chia sẻ và sự bắt nhịp của tư duy

    Kinh tế chia sẻ và sự bắt nhịp của tư duy

    11:00, 20/12/2020

  • Kinh tế chia sẻ: Liệu lợi ích trước mắt có đi cùng định hướng bền vững?

    Kinh tế chia sẻ: Liệu lợi ích trước mắt có đi cùng định hướng bền vững?

    13:19, 26/06/2020

QUÂN BẢO