Thương hiệu và muôn "chiêu" cạnh tranh (Kỳ 2): So sánh luôn khập khiễng

PHẠM SÔNG THU 12/02/2021 11:00

Truyền thông bằng cách so sánh hàng hóa với đối thủ, bắt chước đối thủ hay đánh đồng thương hiệu dễ gây nhầm lẫn… luôn là những “chiêu thức” chưa bao giờ xưa cũ để các thương hiệu cạnh tranh nhau.

Sau khi chính thức gia nhập thị trường sữa Việt Nam tháng 7/2012, TH True Milk tung ra clip quảng cáo với thông điệp “Tinh túy thiên nhiên được giữ vẹn nguyên trong sữa tươi sạch TH True Milk”. Ngay lập tức, clip quảng cáo đã làm dấy lên làn sóng phản đối gay gắt, cho rằng TH True Milk cố tình khiến người tiêu dùng nghĩ rằng “sữa của họ sạch, còn những hãng sữa khác không sạch!”.

jhghj

jhghj

Cuối tháng 7/2012, Hiệp Hội Sữa thậm chí đã gửi văn bản khiếu nại tới Bộ Y tế, Bộ Công Thương và các đơn vị trực thuộc về vấn đề trên, yêu cầu các cơ quan chức năng xem xét, kiểm tra nội dung quảng cáo của TH True Milk. Cũng trong thời điểm này, các bài viết xung quanh sự việc bắt đầu lan tràn trên các báo và chia sẻ trên các trang mạng.

Một thương hiệu cà phê Việt nổi tiếng cũng từng bị tập đoàn đa quốc gia tố vì cho rằng quảng cáo dìm hàng. Cuộc “đại chiến” Nestle tố Trung Nguyên bắt nguồn từ sự kiện thử mù Trung Nguyên thực hiện vào ngày 23/11/2003.

Cuộc :đại chiến

Cuộc "đại chiến" giữa Nestle và Trung Nguyên cũng thu hút truyền thông một thời.

Chuyện là một thương hiệu Việt Nam chưa có tên tuổi (lúc bấy giờ) G7 đã tổ chức một cuộc thử mù (blind test) khoảng 11.000 người tham gia với 2 sản phẩm là G7 và Nescafé của Nestle - thương hiệu toàn cầu nổi tiếng nhất trong lĩnh vực cà phê hòa tan. Kết quả nghiêng về G7 với 89% người uống chọn G7 và chỉ 11% chọn Nescafe của Nestle.

Trước hành động của Trung Nguyên, phía Nestle đã viện dẫn ra điều 192 từ Luật thương mại năm 1997 đã quy định cấm “Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh hàng hoá”…Đồng thời, Nestle cũng nhắn nhủ: “Nestle Vietnam là công ty tuân thủ chặt chẽ những quy định của pháp luật về cạnh tranh cũng như các quy định pháp luật khác của Việt Nam”, vì vậy, hi vọng các doanh nghiệp khác cũng thực hiện đúng luật.

Với văn hoá phương Tây thì quảng cáo dìm hàng hay quảng cáo nói xấu đối thủ là một hình thức quảng cáo bình thường như mọi hình thức quảng cáo khác, thậm chí, nhiều khi nó còn được đánh giá cao vì tính giải trí và tính tích cực trong việc đánh giá sản phẩm. Lịch sử ngành quảng cáo cũng từng chứng kiến những quảng cáo dìm hàng đình đám một thời của các thương hiệu nổi tiếng.

... Còn tiếp

Có thể bạn quan tâm

  • Những thương hiệu truyền cảm hứng

    Những thương hiệu truyền cảm hứng

    16:52, 26/01/2021

  • Crocs: Khi “xấu xí” trở thành thương hiệu!

    Crocs: Khi “xấu xí” trở thành thương hiệu!

    11:00, 14/01/2021

  • Chuyện tái định vị thương hiệu

    Chuyện tái định vị thương hiệu

    06:28, 09/01/2021

  • Cơ hội để vươn lên mạnh mẽ trong bối cảnh toàn cầu hóa từ thương hiệu Việt

    Cơ hội để vươn lên mạnh mẽ trong bối cảnh toàn cầu hóa từ thương hiệu Việt

    03:29, 30/12/2020

PHẠM SÔNG THU