Pfizer "hái" quả ngọt

QUÂN BẢO 07/05/2021 04:00

Vắc xin của Pfizer đang trở nên phổ biến trên toàn cầu, nhưng tính đến giữa tháng 4, gần 87% nguồn cung của Pfizer đã đến tay các quốc gia giàu có.

Năm 2020-2021 chứng kiến nhiều cái “lần đầu tiên” của gã khổng lồ dược phẩm của Mỹ Pfizer: vắc xin Covid đầu tiên được ủy quyền tại Mỹ, vắc xin mRNA đầu tiên được phép sử dụng cho con người, và bây giờ là đơn vị cung cấp vắc xin đầu tiên có lợi nhuận. Pfizer-BioNTech cũng là loại vắc xin Covid được sử dụng nhiều nhất ở Mỹ với hơn 131 triệu mũi tiêm; con số đó của Moderna là 109 triệu tiêm Moderna và của J&J là gần 8 triệu.

Trong quý trước, doanh số bán vắc xin của Pfizer đạt 3,5 tỷ USD, chiếm gần 25% tổng doanh số bán hàng (và là nguồn doanh thu lớn nhất của công ty). Phần doanh thu này được chia sẻ với BioNTech. Lợi nhuận từ vắc xin trước thuế ước tính của Pfizer trong quý trước đạt 900 triệu USD. Không giống như J&J và AstraZeneca, Pfizer và Moderna không từ bỏ lợi nhuận đối với vắc xin. Trong năm nay, doanh số dự kiến của Pfizer là 26 tỷ USD, vốn đã tăng so với ước tính trước đó là 15 tỷ USD.

Một số quốc gia đã tiêm vắc xin cho phần lớn dân chúng (Mỹ đã tiêm phòng cho 44% dân số - con số đó ở Israel là 60%). Nhưng số ca Covid-19 vẫn đang gia tăng trên toàn cầu, với Ấn Độ và Brazil hiện chiếm một nửa số ca mắc mới. Ở Ấn Độ, nơi các ca bệnh mới vượt qua ngưỡng 20 triệu, đang thiếu trầm trọng vắc-xin, ôxy và giường bệnh. Còn Brazil đang lập kỷ lục về số người chết, và hệ thống chăm sóc sức khỏe của nước này đang sụp đổ.

Vắc xin của Pfizer đang trở nên phổ biến trên toàn cầu, nhưng gần 87% nguồn cung của Pfizer đã đến tay các quốc gia giàu có, tính đến giữa tháng 4.

Nhưng đây chỉ là bước khởi đầu.

Trong khi các chuyên gia cho biết sẽ cần phải tiêm nhắc lại liên tục thì Pfizer đang nỗ lực để cung cấp nhiều vắc xin hơn: họ đang thử nghiệm liều thứ ba và đang làm việc để tăng khả năng lưu trữ vắc xin cũng như thúc đẩy phân phối toàn cầu.

Công ty cũng đang cố gắng theo dõi việc ủy quyền vắc xin ở Ấn Độ và cho trẻ từ 12 đến 15 tuổi ở Mỹ. Chưa hết, họ còn có kế hoạch nộp đơn xin phê duyệt đầy đủ đầu tiên của FDA trong tháng này, vốn sẽ cho phép họ tiếp thị vắc xin trực tiếp tới người tiêu dùng. Có vẻ vắc-xin COVID-19 sẽ là mỏ vàng lớn của công ty này.

Còn gì nữa nhỉ?

Hãng gọi xe Lyft đang phục hồi sau đại dịch. Doanh thu của họ đạt 609 triệu USD trong quý đầu tiên của năm, trong khi giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái - tăng 7% so với quý 4 năm 2020.

Tỷ phú mới nhất thế giới là lập trình viên 27 tuổi người Canada gốc Nga Vitalik Buterin, người đã tạo ra tiền điện tử ethereum vào năm 2013. ETH đã tăng vọt gần 375% vào năm 2021.

Công ty vũ trụ Blue Origin của tỷ phú Jeff Bezos chuẩn bị bán đấu giá vé du hành lên không gian.

Có thể bạn quan tâm

  • "Hộ chiếu vắc xin" chỉ có hiệu quả khi 70% dân số được tiêm chủng

    00:02, 06/05/2021

  • Vì sao Brazil dừng nhập khẩu vắc xin Sputnik V của Nga?

    Vì sao Brazil dừng nhập khẩu vắc xin Sputnik V của Nga?

    13:52, 05/05/2021

  • Khi nào trẻ em sẽ được tiêm vắc xin Covid-19?

    Khi nào trẻ em sẽ được tiêm vắc xin Covid-19?

    05:08, 05/05/2021

QUÂN BẢO