Bài học kinh doanh từ các bộ phim "bom tấn" (Kỳ 6): 5 bài học của The Grand Budapest Hotel
Đây là một bộ phim rất đẹp của đạo diễn lừng danh Wes Anderson. Bộ phim cũng là một "cẩm nang" nhiều bài học sâu sắc về quản lý kinh doanh.
Lấy bối cảnh trong thời kỳ thế chiến, The Grand Budapest Hotel xoay quanh cuộc tìm kiếm bức tranh vô giá từ thời Phục Hưng và cuộc chiến tranh giành tài sản trong một gia đình.
Nhân vật chính của bộ phim là Zero Moustafa - một chàng trai trẻ và Monsieur Gustave - chủ khách sạn Grand Budapest. Sau một lần tiếp xúc với vị khách Quý bà D, Gustave bỗng nhiên trở thành người thừa kế bức tranh “Boy with Apple” rất giá trị vì Quý bà D đột ngột chết một cách bí ẩn. Người thân của Quý bà D rất giận dữ. Gustave đã cùng Zero đánh cắp bức tranh này đem về khách sạn.
Đại sảnh khách sạn Grand Budapest
Ngài Gustave - Nhà quản lý huyền thoại
Tuy nhiên sau đó Gustave bị bỏ tù vì nghi ngờ sát hại quý bà D. Zero giúp Gustave trốn khỏi tù. Cả hai lập hội để chứng minh sự vô tội của Gustave. Sau khi trở về khách sạn Grand Budapest, cả hai mới biết quân đội đã trưng dụng khách sạn thành một doanh trại.
Cuối cùng, Gustave cũng được chứng minh vô tội khi bản di chúc thứ 2 của Quý bà D được phát hiện. Di chúc cũng tiết lộ rằng Quý bà D là chủ sở hữu Grand Budapest. Bà đã để lại phần lớn tài sản cùng với khách sạn và bức tranh cho Gustave. Sau đó Gustave bổ nhiệm Zero làm quản lý khách sạn mới.
Nghe nội dung thì chẳng liên quan gì lắm đến kinh doanh. Tuy nhiên thực sự The Grand Budapest ẩn chứa nhiều bài học thú vị về việc điều hành một doanh nghiệp thành công. Và đó là:
Ở phần đầu phim, người xem thấy phân đoạn Gustave yêu cầu nhiều nhân viên đứng xung quanh một căn phòng khách sạn. Ông hỏi trực tiếp nhiều người, đồng thời cũng đưa ra những câu trả lời rõ ràng.
Người xem có thể thấy được Gustave không chỉ nắm rõ hành lý của khách mà còn biết chúng nên được sắp xếp ở đâu, và nhân viên có thể làm gì để giúp đỡ những quý bà trong lúc lấy hành lý.
Sự tỉ mỉ của Gustave giúp ông gây ấn tượng không chỉ với khách hàng mà còn với nhân viên. Khách lưu trú cảm thấy bản thân mình đặc biệt và được chăm sóc. Còn nhân viên thì biết mình nên làm gì, quy trình công việc rõ ràng, dễ dàng.
Trong môi trường kinh doanh cũng vậy. Sự tỉ mỉ, chú ý trong từng chi tiết không chỉ cần trong khâu cuối cùng, mà đó phải là nền tảng, phải có từ lúc bắt đầu.
Khi ở tù, bị kết án một tội danh mà mình không làm, Gustave đã làm gì? Ông không ủ rũ, chán nản. Thay vào đó, ông còn say mê phục vụ đồ ăn cho các phạm nhân khác và tiếp tục những bài giảng về cách thức phục vụ và đối đãi với khách hàng. Chi tiết này giúp người xem thấy được niềm đam mê bất tận của Gustave với công việc chăm sóc khách hàng của mình.
Có thể trong kinh doanh, đam mê không phải là nguyên nhân quan trọng nhất để thành công. Tuy nhiên đó là một động lực mạnh mẽ. Đến cả những doanh nhân thành công nhất như Warren Buffet, Steve Jobs, Mark Zuckerberg, thì cảm hứng cũng là điều giúp họ tập trung và đem đến năng lượng để đương đầu với những khó khăn.
Dĩ nhiên trong công việc, sẽ có những điều khiến người kinh doanh chán nản. Tuy nhiên luôn giữ được đam mê sẽ giúp người kinh doanh vượt qua trở ngại và cải thiện doanh nghiệp.
Gustave đã chỉ cho Zero, khi ấy chỉ là một nhân viên mang vác hành lý, về đạo đức nghề nghiệp phục vụ và luôn đặt khách hàng lên hàng đầu. Zero học cách đọc ngôn ngữ của các quý bà, đưa bật lửa cho quý ông trước khi họ cần, v.v.. Bộ đôi không chỉ giỏi đáp ứng, mà còn dự đoán được nhu cầu của khách hàng.
Trong kinh doanh, dự đoán nhu cầu của khách hàng chưa bao giờ là việc dễ dàng. Doanh nghiệp cần cởi mở, tiếp thu phản hồi của khách, đồng thời phải hình dung ra bản thân nên làm gì để tiếp tục nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Dĩ nhiên, hãy bỏ qua sự chú ý bẩm sinh của Gustave hay sự quyết tâm đáng kinh ngạc của Zero. Ở đây cần hiểu rằng, trước khi dự đoán nhu cầu, doanh nghiệp cần tìm cách cải thiện trải nghiệm khách hàng. Và một số cách thức thường dùng gồm có
Đưa chương trình khuyến mãi cho khách hàng để lại phản hồi: Điều này giúp doanh nghiệp hiểu được khách hàng nghĩ gì về mình, từ đó nắm được những thông tin quan trọng để dự đoán nhu cầu
Giới thiệu dịch vụ với những thông tin trực quan: Những kiểu thông tin qua hình ảnh, tranh vẽ rất bổ ích, đặc biệt nếu doanh nghiệp cung cấp những dịch vụ liên quan đến công nghệ, kỹ thuật. Bằng cách này, khách hàng sẽ dễ dàng nắm bắt dịch vụ và doanh nghiệp sẽ không tốn quá nhiều thời gian để giải thích quy trình làm việc.
Sử dụng những cụm từ thể hiện sự thấu hiểu: Chẳng hạn, nếu một khách hàng không hài lòng, người nhân viên chuyên nghiệp sẽ biết cách nói “Tôi rất tiếc khi bạn gặp phải sự cố này”. Những câu kiểu này không chỉ thể hiện sự thấu hiểu, mà còn cho khách hàng thấy doanh nghiệp sẵn sàng làm mọi thứ để cải thiện, sửa chữa sự cố.
Khi ở trong tù, Gustave vẫn vui vẻ chia sẻ những món ngon với bạn tù. Và Gustave làm điều này hoàn toàn vô tư, không có bất kỳ động cơ riêng nào cả. Nhưng chính sự thân thiện của Gustave đã khiến các bạn tù của ông tin tưởng và cùng ông tham gia trốn chạy.
Đây là điều mà nhiều doanh nghiệp đang cần hiện nay. Khi doanh nghiệp cho đi, người khách sẽ muốn gửi lại một chút gì đó. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng danh tiếng và cảm giác tin tưởng. Tin tưởng là một điều cực kỳ quan trọng để doanh nghiệp tạo nên mối quan hệ sâu sắc và lâu dài với khách hàng.
Và đây là một số cách “cho đi” mà các doanh nghiệp có thể tham khảo
- Tư vấn miễn phí, thăm khám, ước tính ban đầu
- Cung cấp các gói chiết khấu hoặc quà tặng miễn phí cho khách hàng thân thiết
- Tặng quà hoặc cung cấp dịch vụ miễn phí cho khách hàng thứ 100, 1000,...
- Chia sẻ kiến thức chuyên môn
Một trong những lý do chính giúp Grand Budapest thành công chính là mối quan hệ giữa Gustave với những quý bà. Thậm chí đôi khi sự chăm sóc này còn biến thành chăm sóc chăn gối. Rõ ràng nhiều người đến khách sạn chỉ để nhìn Gustave.
Dù mối quan hệ này có phần cực đoan, tuy nhiên nó thể hiện một khía cạnh quan trọng của kinh doanh. Đó là khi doanh nghiệp biết tạo nên mối quan hệ cảm xúc với khách hàng, thì khách hàng sẽ trung thành với doanh nghiệp. Và họ không chỉ gắn bó, mà còn giúp truyền miệng, giới thiệu doanh nghiệp với những người khác.
Và đây là một số cách tạo quan hệ với khách hàng
- Tạo cơ hội tương tác trực tiếp: con người vẫn ưa chuộng kiểu giao tiếp “con người” hơn, tức là giao tiếp trực tiếp, chứ không phải thông qua máy móc.
- Tương tác với khách nhiều hơn, chứ không phải chỉ để bán hàng: hãy giao tiếp với khách hàng thường xuyên hơn và trong thời điểm phù hợp để họ thấy rằng họ quan trọng đối với doanh nghiệp, chứ không chỉ là nguồn tiền, nguồn doanh thu.
- Kết nối trên mạng xã hội: Facebook, Twitter và các nền tảng khác đều là cơ hội rất tốt để tạo nên một cộng đồng và kết nối với khách hàng bằng những hành động như chia sẻ kiến thức hữu ích, trò chuyện, tương tác,...
Bối cảnh The Grand Budapest Hotel có thể cũ. Tuy nhiên những bài học về kinh doanh ẩn chứa trong bộ phim có vẻ chưa bao giờ mất đi giá trị, ngay cả trong thời đại kỹ thuật số hiện nay.
QUÂN BẢO
Các kỳ trước
Bài học kinh doanh từ các bộ phim "bom tấn" (Kỳ 5:) 4 bài học từ “Up in the Air”
05:08, 17/08/2021
Bài học kinh doanh từ các bộ phim "bom tấn" (Kỳ 4): 3 bài học từ “The social network”
04:08, 12/08/2021
Bài học kinh doanh từ các bộ phim "bom tấn" (Kỳ3): “Quỷ sứ vận đồ Prada”
04:08, 10/08/2021
Bài học kinh doanh từ các bộ phim "bom tấn" (Kỳ2): 3 điều thú vị của Catch Me If You Can
05:08, 05/08/2021
Bài học kinh doanh từ các bộ phim "bom tấn" (Kỳ 1): Ford và Ferrari - cuộc đua khốc liệt nhất thế giới
05:08, 03/08/2021