Bài học kinh doanh từ các bộ phim "bom tấn" (Kỳ 5): 4 bài học từ “Up in the Air”

Diendandoanhnghiep.vn Bộ phim về ngành nhân sự và chuyển đổi số “Up in the Air” của George Clooney để lại nhiều bài học kinh doanh thú vị.

“Up in the Air” tập trung vào Ryan Bingham (George Clooney) – một nhân viên của công ty cung cấp dịch vụ chấm dứt hợp đồng lao động với nhân viên. Công việc chính của anh là thay mặt các tập đoàn lớn làm “đao phủ” – tuyên bố sa thải nhân viên. Những nhân viên như Ryan đi khắp thế giới, tham gia hoạt động của công ty khách hàng với tư cách là chuyên gia “tư vấn chuyển việc”.

Natalie Keener (Anna Kendrick) - đồng nghiệp mới của Ryan đã đề xuất một giải pháp công nghệ cho công ty để tiết kiệm chi phí đi lại, ăn ở, v.v. của các “chuyên gia” này.

Giải pháp của cô là tổ chức cuộc họp qua mạng để sa thải nhân viên nhằm thay thế cho phương pháp sa thải trực tiếp mà công ty tư vấn đã và đang áp dụng. Ryan lại nhận thấy đây không phải là một cách làm phù hợp. Từ đây, bộ phim mở ra một loạt sự kiện liên quan đến sự khác biệt cơ bản giữa hai phương pháp làm việc, đồng thời mang lại những bài học kinh doanh thú vị.

Cần lắng nghe khách hàng và nhân viên

Trong một chuyến công tác với Ryan, Natalie rất quan ngại khi nhân viên bị sa thải có dấu hiệu muốn tự sát. Tuy nhiên Ryan đã trấn an và yêu cầu cô ngừng lo lắng. Vài tuần sau, nhân viên đó đã tự tử. Điều này khiến Natalie phiền lòng đến mức cô phải nghỉ việc.

Các doanh nghiệp có thể học hỏi được gì từ điều này? Việc Ryan lờ đi dấu hiệu được cảnh báo là một vấn đề đáng được quan tâm. Tính mạng của người lao động đã có thể giữ lại được nếu anh ta chú ý hơn hoặc cố gắng giúp người đó. Tất cả chỉ vì Ryan đã quen với việc sa thải nên khó có thể lắng nghe người khác phương diện cá nhân.

Đây là điều cần tránh trong kinh doanh. Bởi lẽ doanh nghiệp cần phải cố gắng lắng nghe khách hàng và nhân viên (khách hàng nội bộ) để mang đến sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt nhất.

Chú trọng kết nối giữa người với người

Trong thời đại của trí tuệ nhân tạo và thực tế ảo, điều quan trọng là tìm ra được hoạt động kinh doanh nào có thể số hóa và hoạt động nào không thể. Trong phim, sếp của Natalie đồng ý cho cô triển khai một hệ thống sa thải nhân viên từ xa để cắt giảm 85% chi phí của công ty. Tuy nhiên, khi nhìn nhận lại, mô hình này lại gặp nhiều vấn đề như các vụ kiện từ khách hàng, mất khách, nhân viên bị sa thải tự tử,…

Đó là do phương pháp này thiếu đi sự tương tác giữa người với người. Sa thải nhân viên trực tiếp là cách tiếp cận nhân văn hơn nhiều so với việc làm điều đó qua màn hình máy tính. Người ta thường cảm thấy khó chịu và dễ bị tổn thương vào thời điểm bị sa thải. Việc sa thải từ xa sẽ không giải tỏa được cảm xúc của họ.

Bài học kinh doanh rút ra ở đây là công nghệ không thể thay thế hoàn toàn các kết nối của con người. Nó có thể nâng trải nghiệm kinh doanh lên một cấp độ khác, nhưng cũng có thể trở thành thủ phạm đứng sau sự diệt vong của một công ty.

Một ví dụ nổi trội gần đây là trường hợp một nhân viên nhân sự của Tech Mahindra sa thải một nhân viên khác qua cuộc gọi. Điều này đã lan truyền và bị lên án kịch liệt.

Đừng bỏ qua việc nghiên cứu thực tế

Việc triển khai các ý tưởng chỉ dựa trên cảm giác và tin đồn mà không phải từ nghiên cứu thực tế về lâu dài chắc chắn sẽ phản tác dụng. Trong phim, Natalie bỏ qua phần nghiên cứu và cố gắng áp dụng phương pháp sa thải nhân viên qua mạng. Đây là một sai lầm của cô. Bởi vì cô sẽ không thể hiểu một cách sâu sắc về nhân viên bị sa thải và cách họ suy nghĩ, phản ứng trong các tình huống khác nhau. Cuối cùng, ý tưởng của cô đã bị hủy bỏ, công ty quay trở lại cách làm truyền thống.

Bài học rút ra ở đây là trước khi triển khai ý tưởng, các doanh nghiệp nên tìm hiểu thực tế để nhìn những gì khách hàng thấy, cảm nhận những gì khách hàng cảm nhận và trải nghiệm những gì họ trải nghiệm. Nếu không làm được điều này, các ý tưởng sẽ trở nên vô nghĩa và gây lãng phí thời gian, tiền bạc.

Linh hoạt trong xử lý tình huống

Trong một phiên sa thải ‘Bob’ – người đã phục vụ công ty trong một thời gian dài, Natalie cố gắng nêu bật những mặt tích cực trong thực tế như việc nghỉ việc sẽ là cú sốc giúp các con của Bob có ý thức học tập tốt hơn. Cách tiếp cận này của cô đã không thuyết phục được Bob.

Đến lượt Ryan, anh nói rằng đây là thời điểm thích hợp để Bob theo đuổi ước mơ trở thành đầu bếp chuyên nghiệp của anh ấy. Ryan đã đúng khi cố gắng tiếp cận Bob về mặt cảm xúc. Sau đó anh thuyết phục Bob hãy tận dụng cơ hội này để nuôi dạy con cái.

Kỹ năng cần học từ Ryan là sự bén khi đánh giá và xử lý tình huống. Điều này có được là do anh đã tìm hiểu trước về Bob và điều chỉnh cách tiếp cận vấn đề cho phù hợp.

Các doanh nghiệp cũng vậy. Họ cần các giải pháp linh hoạt thay vì chọn cách làm rập khuôn cho mọi tình huống. Đặc biệt là trong việc xử lý khiếu nại của nhân viên hoặc khách hàng. Doanh nghiệp cần những phương pháp cá nhân hóa để đảm bảo đạt được mục tiêu một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất.

Những bài học kinh doanh từ bộ phim 'Up in The Air' nếu được áp dụng vào thực tế sẽ có thể cải thiện đáng kể hoạt động của doanh nghiệp.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bài học kinh doanh từ các bộ phim "bom tấn" (Kỳ 5): 4 bài học từ “Up in the Air” tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711703501 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711703501 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10