Bài học kinh doanh từ các bộ phim "bom tấn" (Kỳ 4): 3 bài học từ “The social network”

Diendandoanhnghiep.vn Con đường khởi nghiệp của Mark trong phim có thể có nhiều điều không hẳn đúng với sự thực, nhưng những bài học của phim thì lại rất thực tế.

Một bộ phim khắc họa hành trình đi đến thành công của tỷ phú trẻ nhất thế giới - Mark Zuckerberg bằng mạng xã hội Facebook. Vậy nên không khó hiểu khi bộ phim này chứa đựng nhiều bài học thiết thực cho các chủ doanh nghiệp

Bộ phim là câu chuyện về chàng sinh viên Mark Zuckerberg của đại học Harvard. Sau một lần bị cho thôi học 6 tháng vì đột nhập vào mạng và làm nghẽn mạng của trường, Zuckerberg được cặp song sinh Cameron và Tyler Winklevoss tìm đến, đề nghị anh làm lập trình viên cho website Harvard Connection dành riêng cho sinh viên Harvard.

Zuckerberg từ chối lời đề nghị này, nhưng sau đó đã cùng người bạn thân Eduardo Saverin góp vốn thành lập Facebook (tên ban đầu là Thefacebook). Sau khi phát hiện Facebook đã vươn ra nhiều trường ở Anh, cặp sinh đôi Winklevoss kiện Zuckerberg vì tội ăn cắp ý tưởng. Trong khi đó, anh và người bạn thân Eduardo lại cãi nhau vì chuyện vận hành công ty. Sau khi biết tên mình sẽ bị xóa khỏi danh sách những người sáng lập Facebook, Eduardo đòi kiện Zuckerberg để “đòi lại tất cả”.

Mạch phim xen kẽ giữa 2 vụ kiện của Zuckerberg, một với anh em Winklevoss, một với Eduardo. Cuối phim, buổi điều trần kết thúc, chỉ còn mình Mark Zuckerberg ngồi cô đơn giữa căn phòng, không bạn bè, không ai bên cạnh.

Con đường khởi nghiệp của Mark trong phim có thể có nhiều điều không hẳn đúng với sự thực, nhưng những bài học của phim thì lại rất thực tế.

Bài học 1: Không cần ý tưởng mới lạ vẫn có thể thành công

Khi cặp sinh đôi Cameron và Tyler Winklevoss tiếp cận Mark Zuckerberg và trình bày về ý tưởng “Harvard Connection”, anh đã thẳng thừng phản hồi: “Có khác gì Myspace hoặc Friendster đâu?”

Zuckerberg có lý do để suy nghĩ như vậy. Trước khi Facebook ra đời năm 2004, khái niệm mạng xã hội đã có với những nền tảng như Friendster (2002) và Myspace (2003). Vậy nên câu nói của anh với cặp sinh đôi nhà Winklevoss mang ý nghĩa: tại sao người dùng lại phải lập thêm một tài khoản mới nếu Harvard Connection chẳng có gì khác Myspace hoặc Friendster!

Tuy nhiên sau đó Zuckerberg lại tạo ra Facebook và khiến nó thành hiện tượng. Không phải vì suy nghĩ trước kia của anh bị sai, mà vì từ suy nghĩ đó, anh đã biết cách tạo nên sự khác biệt. Cụ thể hơn, dù cùng là mạng xã hội như Myspace hay Friendster, thế nhưng Zuckerberg đã thêm một vài tính năng mới cho Facebook. Từ đó, Facebook đã trở thành một sản phẩm hoàn toàn mới lạ.

Câu chuyện này là ví dụ cho việc ý tưởng không cần mới lạ vẫn có thể thành công. Có hàng nghìn, hàng triệu con người không ngừng suy nghĩ về những cách thức khác nhau để thành lập và phát triển doanh nghiệp, nhưng chỉ có số ít thành công hơn người khác. Đó là vì họ biết cách tạo nên những con đường mới từ những ý tưởng cũ.

Bài học 2: Luôn chuẩn bị để mở rộng

Số lượng tài khoản Facebook tăng đột biến trong vòng 2 năm kể từ khi ra mắt năm 2004. Bắt đầu chỉ lưu hành trong nội bộ sinh viên Harvard, sau đó mở rộng ra cho tất cả những ai có email đều có thể đăng ký. Zuckerberg liên tục mở rộng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Chẳng hạn tuyển thêm nhân viên mới, mở thêm nhiều không gian máy chủ giúp Facebook luôn vận hành tốt 24/7

Tương tự vậy, tất cả những ai đang vận hành doanh nghiệp, dù là online hay truyền thống, thì đều cần cập nhật nhu cầu khách hàng để có thể đảm bảo cung cấp đầy đủ. Chẳng hạn với Facebook, họ phải nâng cấp máy chủ. Hoặc với những doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa truyền thống, cần đảm bảo kho hàng luôn dồi dào.

Trên hết, khi doanh nghiệp luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, khách hàng sẽ hứng thú và gắn bó với doanh nghiệp. Ngược lại, nếu doanh nghiệp thu hút nhiều khách nhưng tài nguyên không đủ đáp ứng, thì danh tiếng của doanh nghiệp rất dễ sụp đổ.

Ngoài ra, nếu cảm thấy doanh nghiệp của mình vẫn có cơ hội mở rộng, thì đừng “bán mình” vội. Giống như câu chuyện của Facebook từ chối Yahoo vậy. Nếu Zuckerberg đồng ý bán Facebook cho Yahoo với giá 1 tỷ USD năm 2006, thì chắc có lẽ anh sẽ không trở thành tỷ phú trẻ nhất thế giới. Bởi vì hiện nay, giá trị của Facebook đã gấp cả trăm lần.

Bài học 3: Bạn tốt chưa chắc đã là đồng nghiệp tốt

Khi một doanh nghiệp đang trong thời kỳ sơ khai, thường chỉ có một hoặc một vài người đứng đầu phải gánh vác toàn bộ công việc.

Trong The Social Network, ban đầu Zuckerberg đã có thể tự mình ra mắt Facebook. Tuy nhiên sau đó anh đã kêu gọi người bạn thân nhất Eduardo Saverin trở thành đối tác kinh doanh để cùng khởi động dự án này. Và khi câu chuyện tiếp diễn, người xem thấy được sự rạn nứt dần xuất hiện khi giữa 2 người tồn tại những ý kiến phát triển công ty khác nhau. Cuối cùng cả hai đường ai nấy đi.

Đây không phải là chuyện hiếm lạ trong kinh doanh. Khi tạo dựng một đội để điều hành một doanh nghiệp, nhiều người tự tin tuyên bố mỗi thành viên cần có những ý kiến khác biệt. Điều này không sai. Tuy nhiên hãy cẩn thận khi sự khác biệt xảy ra. Lúc đó, các thành viên cần họp bàn, đưa ra ý kiến và quyết định. Và nếu không thể thống nhất với nhau, thì việc ra đi, chia tay là điều không thể tránh khỏi.

Không chỉ trong The Social Network, mà ngay trong cuộc sống hiện tại, có rất nhiều ví dụ chứng minh cho câu nói: bạn tốt chưa chắc là đồng nghiệp tốt. Vậy nên những người chủ doanh nghiệp cần cẩn thận, đừng mạo hiểm sự phát triển của doanh nghiệp và các mối quan hệ bạn bè của mình. Và cuối cùng, không như Mark Zuckerberg, ai cũng cần có những người bạn tốt thực sự, chứ không phải chỉ là bạn tốt trên mạng,

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bài học kinh doanh từ các bộ phim "bom tấn" (Kỳ 4): 3 bài học từ “The social network” tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714162181 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714162181 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10