5 xu hướng định hình ngành marketing năm 2022 (phần 2)
Năm 2022 được coi là một năm tiếp tục đi lên của xu hướng kinh doanh bền vững (ESG) trên toàn thế giới. Các nhà tiếp thị không thể nằm ngoài xu thế này.
>>5 xu hướng định hình ngành marketing năm 2022 (phần 1)
ESG là viết tắt của Environmental - môi trường, Social - xã hội, Governance - quản trị. Năm 2021 vừa qua được coi là một năm thành công của ESG khi cái tiêu chí ESG đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá một doanh nghiệp.
Càng ngày, mọi người càng sử dụng các giá trị và đạo đức của mình để hướng dẫn các lựa chọn đầu tư - đặc biệt là thế hệ Millennials. Thế nên, không có gì ngạc nhiên khi các tiêu chí này sẽ có một sức ảnh hưởng mạnh tới các hoạt động tiếp thị trong năm 2022.
3. Đa dạng, Công bằng & Hòa nhập
Người tiêu dùng ngày càng kỳ vọng nhiều điều khác ở một thương hiệu lớn chứ không chỉ là những sản phẩm tốt. Họ muốn ủng hộ những thương hiệu đại diện cho họ và giá trị của họ. Một đội nhóm sẽ mang đến những trải nghiệm và góc nhìn khác nhau khi họ được cấu thành từ nhiều thành viên có gốc gác khác nhau. Việc lên kế hoạch và thực hiện chiến lược truyền thông để tiếp cận các đối tượng khác nhau mà không có các nhóm tiếp thị đa dạng là một thách thức. Cả hai đều quan trọng như nhau.
Các thương hiệu thời trang đã bị chỉ trích vì chỉ quảng bá trang phục cho một số cấu hình cơ thể mà họ cho là “đẹp”. Do đó, chúng ta đã thấy một sự thay đổi mạnh mẽ khi các thương hiệu thời trang đang sản xuất quần áo đa dạng kích cỡ cũng như sản xuất mỹ phẩm cho mọi màu da. Ví dụ, Google với mẫu điện thoại Pixel 6 đã giới thiệu tính năng “Real Tone” để ghi lại màu da thật mà không tẩy trắng khuôn mặt.
4. Tiếp thị bền vững
Đại dịch đã nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu. “Chuyên môn cao, Danh chính và Đáng tin cậy” là câu thần chú sẽ tiếp tục đè nặng trong tâm trí các nhà tiếp thị đến năm 2022. Biến đổi khí hậu sẽ là chủ đề bao trùm mọi thách thức trong vài năm tới, và về cơ bản nó đã ảnh hưởng đến cách thương hiệu kết nối với môi trường và người tiêu dùng. Mọi người sẽ ưu tiên những thương hiệu quan tâm đến giảm khí thải hơn bình thường, và đó là điều marketing hướng tới.
Theo một báo cáo năm 2018 từ Accenture, 62% khách hàng “muốn các công ty có lập trường về các vấn đề hiện tại và có liên quan rộng rãi như tính bền vững, minh bạch hoặc môi trường làm việc công bằng”. Rất có thể vào năm 2022, các thương hiệu sẽ tiếp tục nhấn mạnh những giá trị này trong hoạt động tiếp thị của họ.
Kế hoạch tiếp thị của doanh nghiệp nên bao gồm các chiến lược để minh họa các ưu tiên hỗ trợ và dựa trên hành động của mình. Hãy ngừng vận động để bảo vệ môi trường xanh đơn thuần; thay vào đó, hãy thực hiện các biện pháp rộng rãi để thu được kết quả hiệu quả hơn, chẳng hạn như quyên góp, tài trợ, tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường và thúc đẩy vòng tuần hoàn sản phẩm.
5. Vũ trụ ảo (Metaverse)
>>Các thương hiệu nổi tiếng đang “nhập vai”trong Metaverse như thế nào?
Hầu như trong năm vừa qua chúng ta dành thời gian cho gia đình qua các phương tiện kĩ thuật số. Chúng ta đã khám phá ra các sản phẩm và công nghệ mới trong thế giới ảo, và các triển lãm thương mại đang được thay thế bằng các chương trình trực tuyến. Tiếp thị trong Metaverse sẽ có một chút thách thức về mặt sáng tạo với rất nhiều lựa chọn. Các nhà tiếp thị có thể tạo ra trải nghiệm nội dung đặc biệt bằng cách tích hợp âm thanh, video, văn bản, AR / VR, tổ chức trò chơi và các yếu tố tương tác khác.
Yếu tố bền vững cũng sẽ được thúc đẩy tốt hơn khi các hoạt động này về cơ bản ít tác động tới môi trường hơn. Ngoài ra, những sự kiện này tạo cơ hội tham gia cho những người gặp khiếm khuyết, qua đó thu hút lượng khán giả lớn hơn. Do đó, khách hàng có thể ưu tiên các doanh nghiệp triển khai mô hình kết hợp trong năm tới, ví dụ như KOL ảo, Hội nghị ảo, Khu trải nghiệm sản phẩm ảo.
Các thương hiệu muốn nổi bật và thành công cần phải đón nhận sự thay đổi. Nếu nắm bắt được cơ hội trong thách thức, các nhà tiếp thị có thể tận dụng một trong những thời điểm hấp dẫn trong lịch sử ngành marketing.
Có thể bạn quan tâm