Hải Dương: Cần tạo động lực mới cho phát triển
Đó là phát biểu của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh tại phiên khai mạc đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVII.
Hải Dương là một trong 16 tỉnh, thành phố tự cân đối thu chi và có phần điều tiết về ngân sách Trung ương. Hải Dương đã đẩy mạnh thực hiện khâu đột phá về phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tập trung đầu tư các công trình giao thông kết nối với các tỉnh, thành lân cận và các tuyến giao thông huyết mạch nội tỉnh, tạo động lực mới cho phát triển.
Công tác nâng cấp, phát triển đô thị đạt kết quả nổi bật, một loạt các đô thị được nâng cấp như: Thành phố Hải Dương lên đô thị loại 1; thị xã Chí Linh lên thành phố; huyện Kinh Môn lên thị xã. Diện mạo các đô thị trên địa bàn tỉnh ngày càng khang trang, hiện đại; môi trường sống của nhân dân được nâng cao.
Kinh tế tăng trưởng khá, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng bình quân 8,1%/năm (mục tiêu từ 8 - 8,5%), cao hơn giai đoạn 2010 - 2015 (7,7%) và cao hơn mức bình quân chung của cả nước; GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 3.020 USD. Quy mô kinh tế gấp 1,6 lần so với năm 2015.
Cơ cấu kinh tế ngành chuyển dịch theo hướng tích cực với tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ chiếm 90,3% GRDP. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016 - 2020 đạt 207.865 tỷ đồng, tăng bình quân 13,5%/năm.
Hải Dương đã đẩy mạnh thực hiện khâu đột phá về phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tập trung đầu tư các công trình giao thông kết nối với các tỉnh, thành lân cận và các tuyến giao thông huyết mạch nội tỉnh, tạo động lực mới cho phát triển. Công tác nâng cấp, phát triển đô thị đạt kết quả nổi bật, một loạt các đô thị được nâng cấp như: Thành phố Hải Dương lên đô thị loại 1; thị xã Chí Linh lên thành phố; huyện Kinh Môn lên thị xã. Diện mạo các đô thị trên địa bàn tỉnh ngày càng khang trang, hiện đại; môi trường sống của nhân dân được nâng cao.
Vừa qua, là một trong các địa phương có dịch COVID-19, Hải Dương đã kịp thời tổ chức khoanh vùng dập dịch, đảm bảo duy trì ổn định đời sống sinh hoạt và các hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhân dân.
Những kết quả đạt được sau 35 năm đổi mới và trong nhiệm kỳ qua là hết sức có ý nghĩa, làm thay đổi rất lớn diện mạo của tỉnh, mang lại cho tỉnh nhiều nguồn lực mới, tạo tiền đề thuận lợi cho phát triển của Hải Dương nói riêng và cả nước nói chung trong giai đoạn tiếp theo.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng thẳng thắn cho rằng những kết quả này chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, một số chỉ tiêu của Đại hội chưa đạt. Do đó, đề nghị các đại biểu dự Đại hội cần tập trung thảo luận, phân tích, làm rõ những nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan. Từ đó, xác định chủ trương đột phá gắn với các giải pháp trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, cụ thể để khắc phục có hiệu quả những hạn chế.
Để thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm của Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương nhiệm kỳ 2020 – 2025, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chỉ đạo: Hải Dương tập trung đầu tư các công trình giao thông huyết mạch kết nối các địa phương và các tỉnh, thành tạo động lực mới cho phát triển. Cần khẩn trương hoàn thành Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2045 phù hợp với quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng; trong đó, cần cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp liên kết, kết nối nội vùng và với các địa phương khác.
Đồng thời, quan tâm đến công tác lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đô thị đảm bảo phù hợp với định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cần chú ý phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội...
Đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng trưởng xanh, phát triển bền vững dựa trên các trụ cột chính: công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ, dịch vụ chất lượng cao, phát triển đô thị xanh, thông minh, hiện đại.
Trong đó, cần quan tâm đến phát triển kinh tế đô thị, kinh tế số nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tạo bước đột phá về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Tiếp tục cơ cấu hợp lý lĩnh vực đầu tư công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội. Chú trọng điều hành ngân sách Nhà nước theo hướng đảm bảo tài chính an toàn, bền vững. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã; phát triển và hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, tăng nội lực của nền kinh tế.
Cần chú ý phát triển doanh nghiệp nội địa và nâng cao năng lực tham gia vào chuỗi sản xuất đối với cộng đồng doanh nghiệp trong nước. Đây là giải pháp quan trọng để khắc phục tồn tại, hạn chế mà tỉnh đã chỉ ra là cơ cấu kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài.
Cùng với đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, Hải Dương cũng cần hết sức chú trọng bảo vệ môi trường, sử dụng nguồn tại nguyên một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất. Tôi rất tán thành với việc Hải Dương lựa chọn việc đổi mới mô hình tăng trưởng của tỉnh theo hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Đây cũng là định hướng phát triển của Chính phủ trong những năm tới.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương nhiệm kỳ 2020 – 2025 có 350 đại biểu đại diện cho trên 10 vạn đảng viên trong toàn Đảng bộ. Tại Đại hội lần này, nhân sự trình Đại hội tỉnh là 59 người, trong đó có 39 nhân sự đủ tuổi tái cử, nguồn nhân sự tham gia cấp ủy tỉnh lần đầu là 20 người. Các đại biểu sẽ tiến hành bầu 52 nhân sự để tham gia Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII. Số lượng ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy khóa XVII là 16 nhân sự.
Có thể bạn quan tâm
Hải Dương: 7 lãnh đạo công ty mất tích, hơn 800 trăm công nhân hoang mang vây nhà máy
07:05, 24/09/2020
7 lãnh đạo doanh nghiệp mất tích: Cơ quan chức năng Hải Dương vào cuộc, doanh nghiệp ủy quyền cho luật sư
11:59, 24/09/2020
Hải Dương: Cách ly một nữ sinh du học mắc COVID-19
21:40, 06/10/2020
Bất động sản Hải Dương tăng nhiệt trở lại
12:28, 14/10/2020