Biến thể virus Corona mới đang đe dọa nỗ lực chống COVID-19 toàn cầu?
Việc nhiều quốc gia trên thế giới liên tục phát hiện phát hiện ca nhiễm biến chủng của vi rút corona có nguồn gốc từ Anh đang làm tăng lo ngại nỗ lực chống COVID-19 sẽ quay về con số 0.
Hiện nay, biến chủng của vi rút SARS-CoV-2 đã xuất hiện tại Pháp, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Hà Lan, Đức và Italy. Tương tự, Canada, Australia và Lebanon cũng ghi nhận người bệnh nhiễm biến chủng vi rút.
Đáng lo ngại châu Á, Nhật Bản, Singapore và Hong Kong (Trung Quốc) xác nhận phát hiện những ca nhiễm biến chủng mới trong tuần này. Mặc dù chưa phát hiện chủng mới. nhưng Thái Lan, Philippines đang vật lộn trong việc ngăn chặn các ổ dịch COVID-19 mới đang bùng nổ liên tiếp.
Có thể thấy, bất chấp những nỗ lực thực hiện các biện pháp ngăn chặn ngay từ khi Vương quốc Anh công bố phát hiện chủng vi rút biến thể mới, các ca nhiễm đang có dấu hiệu ngày một gia tăng trên khắp thế giới.
Theo các chuyên gia đến từ Nhóm tư vấn các mối đe dọa virus hô hấp mới và mới nổi của Vương quốc Anh (NERVTAG) nhận định, đột biến mới tại Anh chưa phải là biến chủng cuối cùng. Cụ thể, khi phát hiện biến thể được tìm thấy tại quận Kent, Vương quốc Anh, chủng đột biến thứ hai của vi rút SARS-CoV-2 mang tên 501Y.V2 đã được tìm thấy tại Nam Phi.
Dù các nhà khoa học chưa xác định được mức độ nguy hiểm của các biến chủng mới so với chủng vi rút gốc, nhưng các biến thể mới đều có tốc độ lây lan rất nhanh, tăng khả năng bám dính của vi rút với tế bào vật chủ. Theo ước tính, biến chủng có khả năng làm tăng tốc độ lây truyền tới 70%.
Như Wendy Barclay, trưởng khoa bệnh truyền nhiễm tại Đại học Hoàng gia London cho biết, các chủng biến thể có tốc độ đột biến nhanh bất thường. Nếu so sánh với chủng lây nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán, tổng cộng đã có 25 đột biến xuất hiện, tức là mỗi tháng sẽ có nhiều hơn hai đột biến được phát hiện.
“Đây là bản chất của các chủng vi rút. Nếu chúng ta cố gắng ngăn chặn vi rút xâm nhập cơ thể để gây bệnh, nó có xu hướng gia tăng tính chất lây nhiễm. Điều này sẽ đẩy quá trình nghiên cứu và điều chế vắc xin gặp nhiều khó khăn trong việc xác định liệu các thành phần trong vắc xin có hoạt động với chủng đột biến hay không?”, bà phân tích.
Mặt khác, việc đột biến trong mã gen của vi rút làm các nhà nghiên cứu lo ngại những người trong độ tuổi lao động và thậm chỉ là trẻ em, sẽ dễ bị nhiễm COVID-19 hơn.
Mặc dù vậy, có ý kiến cho rằng, việc vi rút biến chủng là điều bình thường. Các chuyên gia cũng tự tin rằng những vắc xin hiện hành sẽ hiệu quả với biến chủng mới khi nghiên cứu gần đây của một nhóm chuyên gia dịch bệnh tại Anh cho biết, khả năng gây tử vong của biến chủng mới không cao hơn chủng gốc.
Tất cả các loại vi rút đều biến đổi, và vắc xin cũng sẽ được cập nhật thường xuyên để đối phó với điều này. Trên thực tế, Julian Tang, nhà vi rút học tại Đại học Leiceiter, các chủng vi rút đột biến không thay đổi quá nhiều. Vì vậy, vắc xin có chứa các kháng thể đối với protein S vẫn có thể ngăn chặn vi rút và các loại vắc xin hiện tại vẫn có thể bảo vệ con người.
Tuy nhiên, việc xuất hiện ngày càng nhiều biến chủng của virus SARS-CoV-2 có khả năng đe dọa đến nỗ lực ngăn chặn dịch COVID-19 của các quốc gia, tăng nguy cơ chậm khôi phục kinh tế nếu không có các biện pháp chống dịch kịp thời.
Trước mắt, bên cạnh việc siết chặt các biện pháp kiểm soát chống dịch, cần thiết phải đẩy nhanh việc triển khai tiêm vắc xin để có tác động đáng kể trong việc giảm gánh nặng dịch bệnh lây lan nhanh trong cộng đồng.
Có thể bạn quan tâm