Hậu Brexit: Nước Anh và cú chuyển hướng sang Châu Á (Bài 2)

AN CHI 15/03/2021 06:00

Anh đang tìm kiếm cơ hội hợp tác sâu rộng hơn nữa với khu vực ASEAN trong bối cảnh nước này muốn tăng cường mối quan hệ song phương thời kỳ hậu Brexit.

Trên thực tế, đối tác đối thoại ASEAN quan trọng không chỉ trong việc tạo cơ hội cho các nước thảo luận về các vấn đề bao gồm kinh tế, tiếp cận thị trường và chuyển giao công nghệ, mà vì nó là tiền thân của một hiệp định thương mại tự do với nhóm 10 nước.

Lễ ký Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Anh và Singapore

Lễ ký Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Anh và Singapore

Về phía Anh, theo lời của Đại sứ ASEAN tại Anh Jon Lambe thì quốc gia này coi thỏa thuận thương mại với ASEAN là "ưu tiên cực kỳ cao" bởi đây được xem là một bước đi quan trọng thời kỳ hậu Brexit, điều này sẽ cho phép Vương quốc Anh đảm bảo các cơ hội thương mại mới trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, theo cựu thư ký thường trực Bộ Ngoại giao Singapore Bilahari Kausikan, một điều phức tạp tiềm ẩn nữa là "không phải tất cả các thành viên ASEAN đều có quan điểm giống nhau" xung quanh các vấn đề của Vương quốc Anh, và ông này khẳng định "sẽ mất một thời gian để đạt được đồng thuận trong vấn đề của Anh!”

Thế nhưng ngay cả khi khối đạt được sự đồng thuận, một thỏa thuận thương mại giữa Anh và ASEAN vẫn chưa thể hoàn thành, vì ASEAN vẫn luôn ưu tiên một thỏa thuận với EU. Và điều đó có nghĩa hiện tại Vương quốc Anh vẫn sẽ bị giới hạn trong các hiệp định thương mại song phương với các nước Đông Nam Á. 

Năm ngoái, Anh đã cố gắng đạt được các thỏa thuận với Singapore và Việt Nam, nhưng trên thực tế các thoả thuận này có thể thông qua dễ dàng vì cả Singapore và Việt Nam đều đã có một FTA với EU, và đây chính là điểm tham chiếu của vấn đề. Thế nhưng để có nhiều thỏa thuận song phương hơn, London cần phải bắt đầu lại từ đầu!

Có một thực tế quan trọng là các hiệp định thương mại song phương khó có thể đạt được ở toàn Đông Nam Á. Sau khi tạm ngừng các cuộc đàm phán thương mại giữa các khu vực, nhóm 27 thành viên EU hiện đã chuyển sang ký kết các hiệp ước song phương với các quốc gia Đông Nam Á, nhưng trên thực tế các quốc gia này mới chỉ có thể thực hiện các hiệp ước với Singapore và Việt Nam do trở ngại về các vấn đề môi trường và nhân đạo.

Sự ảnh hưởng của Anh tại Đông Nam Á từ lâu đã tập trung vào thương mại. Lịch sử hiện đại của Singapore bắt đầu từ năm 1819 khi một người Anh tên là Stamford Raffles thiết lập một bến cảng của Anh trên hòn đảo này. Dưới quyền cai trị của thực dân Anh, Singapore đã phát triển thành một trung tâm của cả mậu dịch Ấn Độ - Trung Quốc và mậu dịch trung chuyển tại Đông Nam Á và đã nhanh chóng trở thành một cảng thị lớn.

Sau khi các quốc gia giành độc lập, Vương quốc Anh vẫn duy trì quan hệ quốc phòng với các thuộc địa cũ của mình, đáng chú ý nhất là Thỏa thuận Phòng thủ Năm cường quốc với Australia, Malaysia, New Zealand và Singapore. Thoả thuận này giúp giữ các nhân viên quốc phòng khu vực ở Singapore, đồng thời có lực lượng đồn trú ở Brunei.

Cũng đã có cuộc thảo luận về việc thiết lập một căn cứ quân sự thường trực, được cho là ở Singapore hoặc Brunei. Việc triển khai tàu sân bay HMS Queen Elizabeth trong năm nay tới tại Đông Á sẽ giúp quân đội Anh kết hợp cùng với hải quân Mỹ và Nhật Bản tiến hành các hoạt động "tự do hàng hải".

Do đó, với các khuôn khổ đã có, quốc phòng có vẻ là lĩnh vực có thể giúp Anh tiến nhanh hơn trong việc làm sâu sắc mối quan hệ với ASEAN. Nhưng có một thực tế là trong khi các nước thành viên ASEAN coi Anh là một đối trọng tiềm năng đối với Trung Quốc và Mỹ, thì theo nghĩa kinh tế và ý thức hệ hơn, các quốc gia này lại không mấy hào hứng với sự hiện diện quân sự thực sự.

"ASEAN không muốn có bất kỳ căn cứ quân sự nước ngoài nào trong khu vực", Veerle Nouwens, nhà nghiên cứu cho biết. tại Royal United Services Institute, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại London chia sẻ, "nó có thể làm gia tăng căng thẳng trong khu vực vì Trung Quốc có thể cảm thấy thêm áp lực", ông nói. "ASEAN quan điểm rằng tất cả các nước phải duy trì một tình huống có lợi để các cuộc thảo luận về bộ quy tắc ứng xử trênBiển Đông theo hướnghoà bình với phía Trung Quốc. Các cuộc thảo luận và đàm phán về quy tắc ứng xử là ưu tiên của ASEAN tại thời điểm này."

Tuy nhiên, dù thế nào thì điều tiên quyết rằng Vương quốc Anh, bằng cách đăng ký đối tác đối thoại ASEAN hay bằng một kênh nào khác thì đều phải rất phù hợp với những gì tiêu chí mà Đông Nam Á mong muốn cũng như cách mà Đông Nam Á nhìn nhận vai trò của Vương quốc Anh trong khu vực.

Có thể bạn quan tâm

  • Hậu Brexit: Nước Anh và cú chuyển hướng sang Châu Á (Bài 1)

    Hậu Brexit: Nước Anh và cú chuyển hướng sang Châu Á (Bài 1)

    07:00, 11/03/2021

  • Brexit: Cuộc

    Brexit: Cuộc "chia ly" chưa hồi kết của Vương quốc Anh và EU

    15:39, 31/01/2020

AN CHI