Vì sao khó dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ vắc xin COVID-19?

CẨM ANH 10/05/2021 05:49

Mặc dù chính quyền Tổng thống Biden đã quyết định miễn trừ bản quyền cho một số vắc xin COVID-19. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn gây nhiều tranh cãi.

Việc dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ cho vắc xin Covid-19 vẫn gây ra nhiều tranh cãi

Việc dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ cho vắc xin COVID-19 vẫn gây ra nhiều tranh cãi

Sau khi Mỹ đưa ra đề xuất dỡ bỏ lệnh bảo vệ bản quyền vắc xin Covid-19, các chuyên gia y tế cộng đồng xem đây là bước tiến đáng kể đến bình đẳng vaccine toàn cầu, giữa bối cảnh nhiều nước nghèo khó tiếp cận vắc xin COVID-19 và Nam Á đang bùng phát dịch nghiêm trọng.

Tuy nhiên, một số quốc gia khác phản đối đề xuất này. Đức đã lên tiếng phản đối quyết liệt động thái này. Theo người phát ngôn chính phủ Đức, đề xuất dỡ bỏ lệnh bảo vệ bản quyền vắc xin COVID-19 của Mỹ có tác động đáng kể lên toàn lĩnh vực sản xuất vắc xin. Đồng thời, biện pháp này sẽ không mang lại sự cứu trợ ngay lập tức và không đủ cho thời điểm hiện tại.

"Những yếu tố giới hạn sản xuất vắc xin là năng lực sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng cao, chứ không phải câu chuyện bản quyền. Việc bảo vệ tài sản trí tuệ là nguồn lực cho sáng tạo và phải được duy trì trong tương lai", người này nhấn mạnh.

Trong khi đó, bất đồng có khả năng gây bế tắc tranh luận ở Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và làm xấu đi quan hệ trong nhóm G7. Hiện các quan chức Pháp cho rằng đề xuất của Mỹ không thực sự đi vào trọng tâm của vấn đề. Politico đã dẫn lời một quan chức ngoại giao Pháp cho biết.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng cho biết, ông đồng thuận với việc dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ, với điều kiện việc này phải đi kèm với việc chuyển giao công nghệ bắt buộc cho các nước có thu nhập thấp hơn, cũng như sự "đoàn kết" toàn cầu trong việc cung cấp và phân phối vắc xin một cách công bằng.

Vẫn còn nhiều quốc gia trên thế giới chưa được tiêm chủng vắc xin Covid-19

Cho đến nay, vẫn còn nhiều quốc gia trên thế giới chưa được tiêm chủng vắc xin COVID-19

Mặc dù vậy, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Bộ trưởng Thương mại Anh Liz Truss cho biết họ đã sẵn sàng đàm phán với Mỹ về việc dỡ bỏ lệnh bảo vệ bản quyền vắc xin nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng Covid-19 hiện nay một cách hiệu quả

Có thể thấy, cuộc tranh cãi đang ngày một nóng hơn khi tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp hơn ở nhiều quốc gia. Theo lý giải của các chuyên gia, việc dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ với vắc xin Covid-19, thậm chí với nhiều sản phẩm dược hiện đại hiện tại tương đối phức.

Thứ nhất, một loại vắc xin như COVID-19 thường nằm trong một mạng lưới các quyền sở hữu trí tuệ khác nhau, do các nhà sản xuất vắc xin thường mua bản quyền đối với một số thành phần của vắc xin đó hoặc từ các công ty dược, hoặc từ các nhà nghiên cứu khác nhau. Ví dụ, lipid (vỏ chứa các phân tử mRNA) sử dụng cho vắc xin công nghệ mRNA, được cấp phép cho Pfizer và Moderna, nhưng các công ty khác lại có quyền với chúng. 

Trên thực tế, theoAchal Prabhala, điều phối viên dự án thúc đẩy quyền tiếp cận dược phẩm AccessIBSA, bằng sáng chế do các công ty vắc xin nắm giữ thực sự chỉ chiếm một phần khá nhỏ so với những gì diễn ra trên mạng lưới sở hữu trí tuệ này.

“Một liều vắc xin chứa đựng tất cả các tài sản trí tuệ từ thỏa thuận cấp phép, bản quyền, kiểu dáng công nghiệp, đến các luật bảo hộ bí mật thương mại. Nếu dỡ bỏ quyền sáng chế vắc xin, điều này đồng nghĩa với việc mở rộng quyền tiếp cận với các chất có trong vắc xin”, chuyên gia này phân tích.

Đây cũng là lí do ngành công nghiệp dược phẩm có phản ứng tiêu cực với quyết định bãi bỏ quyền sở hữu trí tuệ. Echoing Cueni, Tổng giám đốc Nathalie Moll của Liên đoàn Công nghiệp Dược phẩm Châu Âu (EFPIA) cảnh báo, việc từ bỏ bằng sáng chế sẽ mở ra cánh cửa cho vắc xin giả xâm nhập vào chuỗi cung ứng trên khắp thế giới.

Tuy nhiên, cho đến nay, cách duy nhất để chấm dứt đại dịch Covid-19 là tiêm chủng cho đủ số người trên toàn thế giới. Khẩu hiệu “không ai được an toàn cho đến khi tất cả chúng ta đều an toàn” thể hiện thực tế dịch tễ học mà thế giới đang phải đối mặt. Các đợt bùng phát ở bất cứ đâu cũng có thể sinh ra một biến thể SARS-CoV-2 kháng vắc xin, buộc tất cả các quốc gia phải quay trở lại các biện pháp chống dịch ban đầu. Với sự xuất hiện của những đột biến mới đáng lo ngại ở Ấn Độ, Brazil, Nam Phi, Vương quốc Anh và các nơi khác, đây không phải là mối đe dọa đơn thuần về mặt lý thuyết.

Chính vì vậy, vẫn còn vô số rào cản thực tế vẫn còn với việc sản xuất vắc xin và tiêm chủng trên thế giới. Có rất nhiều bước đi phải thực hiện nếu thế giới muốn đánh bại Covid-19 ở mọi nơi trên thế giới. Nếu từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ cho vắc xin là một bước đi phù hợp, các quốc gia và các công ty cần có trách nhiệm chia sẻ trước khi đại dịch bước sang giai đoạn phức tạp hơn. 

Có thể bạn quan tâm

  • "Hộ chiếu vắc xin" chỉ có hiệu quả khi 70% dân số được tiêm chủng

    00:02, 06/05/2021

  • Vì sao Brazil dừng nhập khẩu vắc xin Sputnik V của Nga?

    Vì sao Brazil dừng nhập khẩu vắc xin Sputnik V của Nga?

    13:52, 05/05/2021

  • Khi nào trẻ em sẽ được tiêm vắc xin Covid-19?

    Khi nào trẻ em sẽ được tiêm vắc xin Covid-19?

    05:08, 05/05/2021

  • Tạm dừng bảo hộ sáng chế vắc xin COVID-19: Cẩn trọng tránh

    Tạm dừng bảo hộ sáng chế vắc xin COVID-19: Cẩn trọng tránh "bẫy" ồ ạt điều chế vắc xin

    06:00, 04/05/2021

CẨM ANH