Lên sàn HOSE, Đại gia ngành điện Trường Thành Group có gì?
Thành lập năm 2008 với vốn điều lệ ban đầu vỏn vẹn 50 tỉ đồng, Trường Thành Group hiện đã có vốn điều lệ 1.350 tỉ đồng và đang có kế hoạch tăng vốn lên 1.600 tỉ đồng trong năm 2020.
Ngày 18/9 tới, 135 triệu cổ phiếu TTA của CTCP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Trường Thành (Trường Thành Group) sẽ chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) với giá tham chiếu ngày giao dịch đầu tiên 18.000 đồng/cp, tương đương giá trị vốn hóa của Trường Thành Group là 2.430 tỉ đồng. Đây là mức vốn hoá thuộc nhóm lớn nhất trong số các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo đang niêm yết.
Về kết quả kinh doanh, 6 tháng đầu năm doanh thu thuần của công ty đạt gần 170 tỉ đồng, tăng 59% so với cùng kì năm trước. Lãi sau thuế tăng 91%, lên 42 tỉ đồng. Năm 2020, Trường Thành đặt mục tiêu doanh thu 450 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 140 tỉ đồng, lần lượt tăng 67% và 86% so với thực hiện năm 2019.
Thành lập năm 2008 với vốn điều lệ ban đầu vỏn vẹn 50 tỉ đồng, Trường Thành Group hiện đã có vốn điều lệ 1.350 tỉ đồng và đang có kế hoạch tăng vốn lên 1.600 tỉ đồng trong năm 2020.
Không dừng lại ở đó, mới đây công ty vừa công bố kế hoạch tăng vốn lên 1.600 tỉ đồng trong năm 2020 thông qua chào bán 25 triệu cổ phần riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược.
Theo Trường Thành Group, số tiền thu được từ đợt chào bán dùng để bổ sung nguồn vốn và đầu tư cho dự án điện mặt trời Hồ Núi Một - một trong những dự án trọng tâm trong thời gian tới.
Trao đổi với nhà đầu tư ông Nguyễn Duy Hưng khẳng định: “TTA có năng lực tài chính tốt, dòng tiền ổn định và là đối tác uy tín của nhiều tổ chức tín dụng lớn trong nước như Agribank, BIDV…”
Cơ cấu tài sản phần lớn tài sản dài hạn, cơ cấu nguồn vốn là vốn chủ sở hữu đến 2019 chiếm 39,5%, hai vấn đề này liên quan đến nhau do chủ yếu các dự án TTA đầu tư là các dự án dài hạn, thời gian vay các tổ chức tài chính tín dụng từ 10-12 năm.
“Với cơ cấu nguồn vốn 39,5% nó ở mức rất an toàn do cơ cấu vay luôn ở mức 70-30, vốn chủ sở hữu chiếm 30%, lượng vay các tổ chức tín dụng chiếm 70%” – Tổng Giám đốc Trường Thành Group cho hay.
Về cơ cấu nợ và thuê tài chính của TTA, theo báo cáo của công ty cho thấy, nợ vay dài hạn tổ chức tín dụng chiếm đa số với tỷ lệ 85%, trong khi vay dài hạn tổ chức tín dụng đến hạn trả là 8%. Đại diện TTA cho biết, cơ cấu nợ dài hạn đã có kế hoạch trả nợ theo các dự án đã vay của ngân hàng và các tổ chức tài chính khác.
Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của TTA đã tăng từ 0,56 lần năm 2018 lên 0,61 lần năm 2020. Nợ trên vốn chủ hữu của TTA cũng tăng 1,27 lần năm 2018 lên 1,53 lần năm 2019.
Về chỉ tiêu khả năng sinh lời của Trường Thành Group cho thấy có sự sụt giảm lợi tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần: năm 2018 đạt 34,13% giảm xuống 27,99% năm 2019.
Lý giải về sự sụt giảm này, ông Nguyễn Duy Hưng cho biết do TTA phải tập trung đầu tư vào 3 dự án: Nhà máy Thủy điện Pá Hu, Nhà máy Điện mặt trời Hồ Bầu Ngứ và dự án Điện mặt trời Hồ Núi Một 1, do đó toàn bộ nguồn lực đầu tư vào 3 dự án trên và lợi nhuận phải phân bổ dẫn đến lợi nhuận có xu hướng giảm.
“Tuy nhiên, con số này sẽ được cải thiện vào năm 2020 khi chúng tôi hoàn thiện được đầu tư các dự án, giải phóng được công suất và nguồn nước thủy điện tốt hơn sẽ giúp các chỉ tiêu sinh lợi nhuận được cải thiện” – Tổng Giám đốc TTA khẳng định.
Chia sẻ về "khẩu vị" nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ông Nguyễn Đức Hoàn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV Việt Nam) cho biết, nhà đầu tư nước ngoài quan tâm ngành thân thiện môi trường, mũi nhọn mà Chính phủ đang có nhiều chính sách hỗ trợ trong đó có ngành năng lượng tái tạo.
Theo ông Hoàn, trong 10 năm gần đây, nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam trên nhiều lĩnh vực với khoảng 60 tỷ USD. “Nhiều lĩnh vực họ quan tâm như: sản xuất, tiêu dùng, đặc biệt gần đây một số quỹ Hàn Quốc có đơn đặt hàng liên quan đến vấn đề năng lượng. Với việc Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp năng lượng tái tạo phát triển, tôi cho rằng TTA sẽ là một trong những doanh nghiệp KBSV Việt Nam đồng hành, hỗ trợ mời gọi đầu tư” – Tổng Giám đốc KBSV Việt Nam khẳng định.
Đặc biệt, để thu hút các nhà đầu tư, ông Nguyễn Duy Hưng khẳng định: "Năm 2020 sẽ dành tỷ lệ từ 8-10% lợi nhuận để chia cổ tức cho các cổ đông. Trong tương lai chúng tôi không có chủ trương lấy lợi nhuận năm nay rồi báo cáo cổ đông để lấy cổ tức tiếp tục đầu tư vào các dự án năm sau to hơn, đây không phải mục đích của TTA. Phải luôn luôn đảm bảo dành một khoản nhất định từ 8-10%/năm để trả cổ tức cho nhà đầu tư.
Bởi chúng tôi biết rằng, các nhà đầu tư nếu một quãng thời gian ngắn chấp nhận không nhận cổ tức để đầu tư các dự án, nhưng về lâu dài không thể được và chúng tôi không thể kêu gọi được đầu tư tiếp nếu cứ tiếp tục lấy cổ tức năm nay đầu tư cho năm sau".
Có thể bạn quan tâm