Cân đối nhu cầu đào tạo nhân lực du lịch giữa nhà trường và doanh nghiệp

ĐÀO VŨ 08/03/2023 02:00

Các cơ sở đào tạo và nhà tuyển dụng, các doanh nghiệp cần điều chỉnh lại nhu cầu để đảm bảo thuận lợi cho các sinh viên ngành du lịch.

>>Kinh tế tuần hoàn trong phát triển du lịch

Ngay trong lúc thịnh vượng nhất, nhân lực du lịch cũng bộc lộ rất nhiều bất cập như: Phát triển một cách ồ ạt, không có định hướng rõ ràng, không được quản lý chặt chẽ, các tiêu chuẩn nghề nghiệp không được tuân thủ… Những điều đó phần nào làm “méo mó” hình ảnh du lịch Việt Nam.

Nhân lực du lịch hiện nay còn rất thiếu đầu vào khi tuyển sinh, bởi đặc thù ngành và khoa đào tạo, nhân lực du lịch hiện nay còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ nguồn đầu vào trong công tác tuyển sinh và yêu cầu của nhà tuyển dụng khi các em ra trường.

Đào tạo

 Nhân lực du lịch hiện nay còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Theo báo cáo năng lực cạnh tranh Du lịch năm 2019: Nếu như năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam liên tục được cải thiện trong bảng xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) xếp hạng 63/140 nền kinh tế, thì chỉ số về nhân lực và thị trường lao động lại sụt giảm 10 bậc, từ vị trí 37 xuống vị trí 47. Trong khối ASEAN, chỉ số về nhân lực và thị trường lao động của du lịch Việt Nam xếp thứ 6, xếp trên Lào (hạng 67) và Campuchia (hạng 95), xếp sau Singapore (hạng 5)... Điều đáng nói là chỉ số về nhân lực và thị trường lao động của hầu hết các quốc gia trong nội khối ASEAN đều tăng, chỉ có Việt Nam và Lào bị sụt giảm thứ bậc trên bảng xếp hạng. Năng suất lao động cũng thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực.

>>Marketing du lịch

Từ sự thiếu hụt mất cân đối này dẫn đến tình trạng nhiều tour lữ hành quốc tế đến Việt Nam đã sử dụng hướng dẫn viên là người nước ngoài hướng dẫn giới thiệu trực tiếp, có trường hợp còn lợi dụng hướng dẫn để thuyết minh sai lệch về giá trị văn hóa, lịch sử của các di tích, danh thắng ở Việt Nam, làm xấu xí hình ảnh du lịch, thậm chí vi phạm chủ quyền quốc gia dân tộc.

Hiện nay công tác bồi dưỡng, đào tạo nhân lực du lịch đã được các cơ sở đào tạo triển khai rất thực tế và cho các em trải nghiệm sớm với môi trường làm việc và thực hành để phù hợp với yêu cầu của thị trường. Qua đó, tạo ra nguồn nhân lực bài bản, tiềm năng, sẵn sàng phục vụ ngành trong tương lai.

Nguồn

Việc đào tạo cần được cân đối giữa thực hành và lý thuyết theo nhu cầu thực tế của nhà trường và doanh nghiệp (Nguồn ảnh: Trường ĐH Công Đoàn)

TS Lê Tân – Trưởng Khoa Du lịch, Trường Đại học Công Đoàn cho rằng: “Việc đào tạo hiện nay đang có sự chênh lệch nhu cầu khi liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp. Trong nội dung các chương trình đào tạo với các trường đại học vẫn cần đảm bảo yếu tố học thuật tức là các em sinh viên vẫn phải đảm bảo hoàn thành các môn bắt buộc. Đây cũng là điều kiện tiên quyết mà các trường mong muốn được truyền tải đến các em sinh viên. Còn với doanh nghiệp, họ cần một nguồn nhân lực khi ra trường là có thể làm việc được ngay. Và họ mong muốn cho các em được trải nghiệm sớm để đảm bảo đầu ra cho họ. Đây chính là điều cần được điều chỉnh”.

Theo TS Lê Tân, để đảm bảo được nguồn đầu ra chất lượng cao thì ngay trong quá trình liên kết giữa nhà trường và các doanh nghiệp cần có sự phối hợp và tự điều chỉnh lẫn nhau cho phù hợp để có sự liên kết thuận lợi nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các em sinh viên trong quá trình học và trải nghiệm thực tế, đảm bảo tốt đầu ra đáp ứng tốt yêu cầu của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

  • Nhân lực du lịch với công nghệ thực tế ảo

    Nhân lực du lịch với công nghệ thực tế ảo

    17:28, 07/03/2023

  • Kinh tế tuần hoàn trong phát triển du lịch

    Kinh tế tuần hoàn trong phát triển du lịch

    04:00, 06/03/2023

  • Đón đầu mùa du lịch

    Đón đầu mùa du lịch

    03:00, 06/03/2023

  • Rời “vùng an toàn”, cựu quân nhân về quê khởi nghiệp với du lịch

    Rời “vùng an toàn”, cựu quân nhân về quê khởi nghiệp với du lịch

    02:34, 05/03/2023

ĐÀO VŨ