Đà Nẵng: Dịch vụ xe đạp công cộng thu hút khách du lịch
Vừa được thí điểm, dịch vụ xe đạp công cộng tại Đà Nẵng thu hút được lượng lớn khách du lịch sử dụng vì tính tiện lợi và thân thiện với môi trường.
>>Doanh nghiệp khách sạn gồng lỗ
Theo tìm hiểu, đây là dự án được Sở Giao thông vận tải Đà Nẵng triển khai theo chủ trương Nghị quyết số 103/NQ-HĐND ngày 15/12/2022 của HĐND và UBND TP Đà Nẵng về triển khai thí điểm dịch vụ xe đạp công cộng trên địa bàn. Sau đó, mô hình này được bắt đầu triển khai từ giữa tháng 3/2023 và dần được người dân và du khách đón nhận
Để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, hiện nay Đà Nẵng đã dựng 61 trạm xe đạp công cộng được thiết lập với khoảng 600 phương tiện. Trong đó, tại quận Hải Châu 32 trạm, quận Thanh Khê 5 trạm, quận Sơn Trà 16 trạm, quận Ngũ Hành Sơn 5 trạm và quận Cẩm Lệ 3 trạm.
Để tiện lợi phục vụ du khách, vị trí các trạm được bố trí ưu tiên gần kề các trạm xe buýt để kết nối hệ thống vận tải công cộng, đảm bảo an toàn giao thông và cảnh quan đô thị, tăng tính thuận tiện. Trên mỗi phương tiện sẽ được lắp đặt hệ thống khóa thông minh, khóa chống mất cắp, chống tháo trộm các bộ phận.
Cùng với đó, xe đạp cũng được gắn thẻ ID định danh để đơn vị vận hành có thể định vị, giám sát vị trí xe thông qua hệ thống phần mềm trung tâm. Đồng thời, các phương tiện cũng được tích hợp thiết bị sạc, bộ thu năng lượng mặt trời.
Để thuê xe và mở khóa hệ thống, người dùng cần cài đặt ứng dụng TNGo trên điện thoại, đăng ký và đăng nhập tài khoản bằng số điện thoại cá nhân. Chi phí thuê xe được thanh toán qua các ứng dụng ví điện tử trên điện thoại thông minh như Momo, ZaloPay, ViettelPay, VTCPay.
Trong hoạt động, người dùng có thể thuê và trả xe ở trạm bất kỳ sau khi sử dụng. Tại các trạm bố trí cũng bảng hướng dẫn sử dụng cụ thể để người dân và du khách có thể sử dụng.
Được biết, thời gian thí điểm mô hình là 12 tháng tính từ ngày vận hành. Trong thời gian thí điểm, TP Đà Nẵng áp dụng mức giá thuê xe đạp mỗi lượt là 5.000 đồng/30 phút và 50.000 đồng/ngày.
Anh Phạm Thanh Tú, sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng cho hay dịch vụ xe đạp công cộng của Đà Nẵng thuận tiện đi lại trong khu vực trung tâm thành phố. Ngoài ra chi phí thuê xe khá rẻ, phù hợp với túi tiền của sinh viên, học sinh, người lao động nên số lượng người sử dụng khá đông,
Du khách Kim Dae Jin đến từ Seoul (Hàn Quốc) cho hay mô hình này rất thông dụng tại Hàn Quốc. Theo người này, xe đạp rất thuận tiện, phù hợp với khách du lịch trong những hành trình di chuyển ngắn, tiết kiện thời gian và chi phí hơn so với các loại hình khác.
“Sẽ thật tốt nếu mô hình này được duy trì lâu dài, trở thành thói quen tốt cho mọi người và cũng là cách để làm du lịch thân thiện”, du khách Kim Dae Jin nói.
Thông tin từ ông Đỗ Bá Quân, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dịch vụ vận tải Trí Nam (nhà đầu tư) trong giai đoạn thí điểm tại Đà Nẵng tính từ ngày 18-23/3 đã có hơn 2.524 chuyến xe đạp được sử dụng, trung bình 421 chuyến/ngày. Theo tính toán của đơn vị, tổng số giờ thuê xe đạt 1.948 giờ, trung bình 325 giờ/ngày. Trong đó, tổng số km đã đi là 12.947 km, trung bình 2.158 km/ngày.
Là thành phố du lịch, việc Đà Nẵng thí điểm mô hình xe đạp công cộng đã góp phần hỗ trợ du khách trong việc du lịch trong các điểm đến. Ngoài ra, việc sử dụng xe đạp trong thời gian tham quan, nghỉ dưỡng của du khách cũng góp phần bảo vệ môi trường, giảm khí thải so với các phương tiện khác.
Có thể bạn quan tâm
DDCI Hải Phòng 2022, nhiều bứt phá
11:40, 28/03/2023
Phát triển kinh tế tuần hoàn giải quyết thách thức biến đổi khí hậu
11:30, 28/03/2023
The Ori Garden nâng tầm chuẩn mực sống cho người dân Đà Nẵng
11:00, 28/03/2023
TECHFEST Hàn Quốc 2023: Kết nối nguồn lực tài chính và chia sẻ kiến thức cho các nhà sáng lập
10:08, 28/03/2023