Du lịch tăng trưởng song còn nhiều thách thức

ĐÀO VŨ 24/05/2023 02:00

Du lịch Việt tăng trưởng đáng kể trước xu thế phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế du lịch toàn thế giới song còn nhiều thác thức bởi những ảnh hưởng của nền kinh tế và chính trị toàn cầu.

 >>“Tea tour” – mô hình trải nghiệm du lịch mới

Nền kinh tế xanh Thế giới tăng trưởng mạnh

Ông Zurab Pololikashvili, Tổng thư ký UNWTO đánh giá: “Những tháng đầu tiên của năm nay một lần nữa cho thấy khả năng phục hồi nhất quán của ngành du lịch. Ở nhiều nơi, lượng khách đến gần bằng hoặc thậm chí cao hơn mức trước đại dịch. Tuy nhiên, chúng ta phải cảnh giác với những thách thức khác nhau, từ mất an ninh địa chính trị, thiếu hụt nhân sự và tác động tiềm ẩn của cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đối với ngành du lịch”.

Trung Quốc đã mở cửa thị trường du lịch trở lại, tốc độ phục hồi của khu vực này dự kiến sẽ tăng tốc mạnh mẽ.

Trung Quốc đã mở cửa thị trường du lịch trở lại, tốc độ phục hồi của khu vực Châu Á dự kiến sẽ tăng tốc mạnh mẽ

Ông Zurab Pololikashvili cũng đưa ra khuyến nghị cần phải bảo đảm lợi nhuận từ ngành du lịch một sẽ có trách nhiệm như một giải pháp cho tình trạng khẩn cấp khí hậu và là động lực của sự phát triển toàn diện.

Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) vừa công bố dữ liệu tăng trưởng ngành du lịch toàn thế giới trong năm 2023. Dữ liệu cho thấy sự tăng trưởng đáng kể về lượng khách, và doanh thu du lịch. Cụ thể:

Về lượng khách quốc tế trong quý đầu tiên năm 2023 có khoảng 235 triệu lượt du khách, đạt 80% so với mức trước đại dịch (tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2022). Trong đó, lượng khách tại châu Âu đạt 90%, châu Phi đạt 88%, châu Mỹ đạt 85% so với trước đại dịch. Khu vực châu Á và Thái Bình Dương tăng tốc phục hồi 54% so với mức trước đại dịch. Với việc Trung Quốc đã mở cửa thị trường du lịch trở lại, tốc độ phục hồi của khu vực này dự kiến sẽ tăng tốc mạnh mẽ.

Lượng khách quốc tế tăng hơn gấp đối so với cùng kỳ năm 2022

Lượng khách quốc tế tăng hơn gấp đối so với cùng kỳ năm 2022

Về doanh thu khách quốc tế cũng tăng trưởng đáng kể, cán mốc 1 nghìn tỷ USD vào năm 2022, tăng 50% về giá trị thực so với năm 2021. Mức chi tiêu của khách quốc tế đạt 64% so với mức trước đại dịch. Cụ thể, trong năm 2022, châu Âu có doanh thu tốt nhất với gần 550 tỷ USD, tương đương 87% so với mức trước đại dịch. Châu Phi đã phục hồi 75%, Trung Đông đạt 70% và châu Mỹ đạt 68% doanh thu trước đại dịch. Các điểm đến châu Á chỉ đạt khoảng 28%.

>>Vì sao Việt Nam ngày càng chiếm được sự yêu thích của du khách Australia?

Đối với Đông Nam Á, hoạt động du lịch khởi sắc và nhu cầu nội địa mạnh mẽ đang thúc đẩy các nền kinh tế khu vực như Indonesia, Philippines và Việt Nam, với dự báo tăng trưởng cho khu vực là 4,7% trong năm nay và 5,0% trong năm 2024.

Du lịch Việt Nam còn nhiều thách thức

Trên đà phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài sự tăng trưởng đáng kể này. Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, khách quốc tế đến nước ta ước đạt hơn 3,68 triệu lượt người, gấp 19,2 lần cùng kỳ năm trước. Con số này đạt 46% mục tiêu đón 8 triệu khách quốc tế đến Việt Nam cả năm 2023. Tính riêng trong tháng 4/2023, khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 984,1 nghìn lượt người, tăng 9,9% so với tháng trước và gấp 9,7 lần cùng kỳ năm trước.

Ngành du lịch Việt Nam trên đà phục hồi mạnh mẽ song không nằm ngoài những thách thức của nền kinh tế du lịch thế giới

Ngành du lịch Việt Nam trên đà phục hồi mạnh mẽ song không nằm ngoài những thách thức của nền kinh tế du lịch thế giới

Ngành du lịch Việt Nam ngày từ đầu năm 2023 đã có kế hoạch đăng cai nhiều sự kiện du lịch quốc tế trong đó tập trung vào các yếu tố văn hóa, tăng trải nghiệm của du khách, đồng thời tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, phối hợp thường xuyên của UNWTO.

Tuy đà phục hồi lạc quan, song du lịch thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Theo Hội đồng chuyên gia UNWTO, tình hình kinh tế là yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phục hồi hiệu quả của du lịch quốc tế vào năm 2023 khi lạm phát và giá dầu tăng dẫn đến chi phí vận chuyển và ăn ở cao hơn. Do đó, khách du lịch có xu hướng tìm kiếm các điểm đến chi phí rẻ và gần hơn. Những rủi ro tiêu cực với đà phục hồi của ngành du lịch trong năm còn ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga-Ukraine gây ra các đợt tăng giá hàng hóa mới cũng như lạm phát toàn cầu, dẫn đến việc thắt chặt tiền tệ hơn nữa.

Và những căng thẳng địa chính trị gia tăng khác như sự bất ổn gần đây trong lĩnh vực ngân hàng của Mỹ và châu Âu… Các điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt hơn, kết hợp với việc gia tăng nợ trong thập niên vừa qua và trong suốt đại dịch đã làm tăng nguy cơ đối với sự ổn định tài chính…

Tất cả những yếu tố trên đều là những thách thức không nhỏ với ngành du lịch Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Có thể bạn quan tâm

  • Để du lịch Thái Bình thật sự

    Để du lịch Thái Bình thật sự "cất cánh"

    14:57, 23/05/2023

  • Kon Tum hướng đến mục tiêu đón 1 triệu khách du lịch

    Kon Tum hướng đến mục tiêu đón 1 triệu khách du lịch

    03:00, 23/05/2023

  • Du lịch Quảng Ninh: Nhiều điểm cộng để hút khách quốc tế

    Du lịch Quảng Ninh: Nhiều điểm cộng để hút khách quốc tế

    02:30, 23/05/2023

  • “Tea tour” – mô hình trải nghiệm du lịch mới

    “Tea tour” – mô hình trải nghiệm du lịch mới

    01:00, 23/05/2023

  • Thái Bình khai mạc Tuần du lịch biển và khinh khí cầu

    Thái Bình khai mạc Tuần du lịch biển và khinh khí cầu

    00:34, 22/05/2023

  • Còn đó “lực cản” bất động sản du lịch

    Còn đó “lực cản” bất động sản du lịch

    14:00, 21/05/2023

ĐÀO VŨ