Hải Dương: Phát huy lợi thế phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn

MINH HUỆ 02/06/2023 03:00

Hải Dương là địa phương giàu tiềm năng để hình thành và phát triển du lịch nông thôn. Phát huy lợi thế đó, Hải Dương đã hình thành những vùng sinh thái nông nghiệp với nhiều nông sản địa phương.

>>>Hải Dương gắn vải thiều với du lịch

Tài nguyên phong phú

Với sự đa dạng về địa hình, cảnh quan thiên nhiên, Hải Dương là địa bàn giàu tiềm năng để hình thành và phát triển du lịch nông thôn. Phát huy lợi thế đó, Hải Dương đã hình thành những vùng sinh thái nông nghiệp với nhiều nông sản đặc trưng, nổi tiếng cả nước như: vải, ổi Thanh Hà; tỏi Nam Sách, Kinh Môn; cà rốt Cẩm Giàng, Nam Sách; cam, sắn dây, gạo nếp cái hoa vàng Kinh Môn; củ đậu Kim Thành; gà đồi Chí Linh; rươi Tứ Kỳ.

Những năm qua, để khai thác tiềm năng du lịch của địa phương, 2 khu du lịch được hình thành thu hút khách là tour du lịch sinh thái Đảo Cò và du lịch mùa vải thiều Thanh Hà.

DU lịch trải nghiệm mùa vải chín huyện Thanh Hà

Du lịch trải nghiệm mùa vải chín huyện Thanh Hà

Một sản phẩm du lịch cũng đc coi là thế mạnh của du lịch Hải Dương là làng nghề nông nghiệp. Các làng nghề truyền thống chủ yếu sử dụng phương pháp sản xuất thủ công tạo sự hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước khi tham quan, tìm hiểu và trải nghiệm các công đoạn tạo ra sản phẩm như: Làng nghề bánh đa Hội Yên (Ninh Giang), bánh đa Lộ Cương (TP Hải Dương), chiếu cói Tiên Kiều (Thanh Hà), thêu Xuân Nẻo (Tứ Kỳ)… cùng với đó là các làng nghề thủ công mỹ nghệ như: vàng bạc Châu Kê (Bình Giang), gốm Chu Đậu (Nam Sách)… Các làng nghề này cũng tạo thế mạnh để phát triển du lịch nông thôn kết hợp du lịch sinh thái và du lịch làng nghề, du lịch tâm linh.

Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, du lịch nông thôn tại Hải Dương vẫn còn manh mún, mang tính tự phát, chưa thực sự thu hút khách du lịch. Du lịch nông thôn tại Hải Dương chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Theo lãnh đạo Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương, đến thời điểm này, du lịch Hải Dương vẫn được biết đến là một điểm đi qua chứ chưa phải một điểm đến. Thời gian gần đây các địa phương đã chú trọng đến việc phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, điểm yếu của Hải Dương trong việc phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn đó là chưa làm tốt công tác quy hoạch cho từng vùng, từng sản phẩm, từng loại hình ở các địa phương; sự vào cuộc của người nông dân trong việc phát triển loại hình du lịch này.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng chưa mặn mà để đầu tư loại hình này. Cùng với đó là nguồn kinh phí đầu tư cho việc phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn và kết nối hạ tầng giao thông còn gặp khó.

Theo ông Nguyễn Đức Thuật – Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng, chúng tôi mong muốn, nếu được sự quan tâm của tỉnh Hải Dương và các sở, ngành liên quan về việc thúc đẩy, quảng bá và đưa những vấn đề du lịch trải nghiệm vào khai thác thì bản thân HTX sẽ chuẩn bị nhân lực, điều kiện tốt nhất. Đồng thời, quy hoạch các vùng, không những để mang đến cho khách du lịch những trải nghiệm thú vị mà còn tăng giá trị thu nhập cho nhân dân trong xã chúng tôi. Theo lãnh đạo tỉnh Hải Dương: Tỉnh đã và đang thực hiện các giải pháp nhằm xây dựng các vùng rau an toàn, tăng diện tích trồng hoa gắn với du lịch...

Đề án thúc đẩy sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch và phát triển thị trường nông sản sạch (gọi tắt là đề án nông nghiệp) là một trong số những đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Hải Dương lần thứ XXIII nhiệm kỳ 2020-2025. Đề án đã tạo động lực để TP Hải Dương xây dựng vành đai xanh cho đô thị loại I, vừa là đòn bẩy phát triển nông nghiệp, góp phần giảm áp lực của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa.

Du lịch trải nghiệm ruộng rươi cáy - Tứ Kỳ - Hải Dương

Du lịch trải nghiệm ruộng rươi cáy - Tứ Kỳ - Hải Dương

Phát triển đa dạng sản phẩm

Hải Dương có vùng nông thôn rộng, trải dài khắp các huyện, thị xã, thành phố, với điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng, phong cảnh, ẩm thực, văn hóa đa dạng. Tài nguyên thiên nhiên gắn với du lịch nông thôn hiện nay bao gồm rừng, núi, sông, hồ, làng quê, vườn cây hoa trái; cùng với các di tích đền đình, chùa cổ kính có bề dày lịch sử…

Theo ông Nguyễn Đắc Lợi – Đại diện Công ty Du lịch Việt Dương: Du lịch nông thôn Hải Dương rất đa màu sắc. Mỗi làng quê lại có những sinh hoạt văn hóa, các loại hình nghệ thuật đặc sắc (như tuồng, múa rối nước, xiếc, hát ca trù, hát trống quân, hát đối, hát ru), lễ hội dân gian truyền thống đậm màu sắc bản địa, các làng nghề có nhiều sản phẩm đặc trưng tiêu biểu được làm ra bởi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân trong vùng. Bên cạnh đó, tính cách của người dân mỗi địa phương cũng có nét riêng đặc biệt, nhưng điểm chung đều là sự cởi mở, thân thiện, nhân hậu và chân tình. Đây là tiền đề rất quan trọng để phát triển sản phẩm du lịch gắn với nông thôn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, theo ông Vũ Đình Tiến - Phó Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương, loại hình du lịch này của tỉnh còn mới, quy mô nhỏ lẻ và mang tính tự phát, tính hệ thống và kết nối chưa cao. Các sản phẩm mới chỉ dừng ở khai thác các cảnh quan như vườn cây ăn trái, ao sen, tham quan trải nghiệm ăn uống...

Thêm nữa, số lao động tham gia vào du lịch nông thôn còn hạn chế vì thu nhập còn thấp, mang tính mùa vụ. Cùng với đó nhiều nơi cơ sở vật chất, dịch vụ phục vụ du lịch còn thiếu, yếu; tinh thần chủ động sáng tạo của nhiều người dân tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng chưa cao...Do đó, để phát triển du lịch cộng đồng cần có sự vào cuộc đồng bộ từ chính quyền các cấp và đặc biệt là vai trò của mỗi người dân.

Theo bà Phạm Thị Liêm, -  Giám đốc Khu du lịch sinh thái Đồng Mẩn - huyện Thanh Hà chia sẻ, trước đây người dân trong vùng phần lớn là làm nông nghiệp. Sau này doanh nghiệp đầu tư làm nông nghiệp kết hợp với du lịch. Hiện Khu du lịch sinh thái Đồng Mẩn kết hợp giữa trồng vải thiều và sen, bên dưới kênh mương nuôi rươi, cáy,… Đến mùa, du khách có thể đến tham gia chèo thuyền trực tiếp hái vải, chụp ảnh làm kỷ niệm và thưởng thức trà sen. Sau 5 năm triển khai, việc kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch đã thúc đẩy kinh tế doanh nghiệp phát triển hơn, diện mạo xóm làng ngày một khang trang.

Theo bà Liêm, sắp tới doanh nghiếp sẽ nghiên cứu thêm về lĩnh vực ẩm thực để phục vụ du khách. Xây dựng những ngôi nhà đơn giản ven sông làm nơi lưu trú cho các gia đình nhỏ; thả thêm cá dưới các kênh rãnh nước, mỗi khi du khách đến có thể trải nghiệm câu cá.

Hải Dương là địa phương giàu tiềm năng để hình thành và phát triển du lịch nông thôn. Phát huy lợi thế đó, Hải Dương đã hình thành những vùng sinh thái nông nghiệp với nhiều nông sản địa phương.

Hải Dương là địa phương giàu tiềm năng để hình thành và phát triển du lịch nông thôn. Phát huy lợi thế đó, Hải Dương đã hình thành những vùng sinh thái nông nghiệp với nhiều nông sản địa phương.

Ông Nguyễn Hữu Hiệp, Phó TGĐ Công ty Cổ phần gốm Chu Đậu (xã Thái Tân, huyện Nam Sách) thì chia sẻ, Chu Đậu là một làng nghề khá đặc sắc so với các làng nghề khác. Liên quan đến du lịch, ngay từ ban đầu, công ty đã có quy hoạch nơi sản xuất, hướng dẫn, trưng bày sản phẩm, vườn cây tạo cảnh quan bóng mát...

Hiện tại, các đoàn khách đến với công ty ngoài tham quan, mua sắm các sản phẩm còn được trải nghiệm vẽ hoa văn, họa tiết lên gốm. Các đoàn khách ghé qua cơ sở này thường nằm trong tour Côn Sơn, Kiếp Bạc (thành phố Chí Linh) - Gốm Chu Đậu - Thành phố Hải Dương - Đảo Cò (huyện Thanh Miện).

Trong khi đó, tại khu di tích đền Cao (phường An Lạc), du khách có thể trải nghiệm các hoạt động như giã bánh dày, nấu chè kho. Ngoài ra, sản phẩm nếp cái hoa vàng, bánh chưng cũng là các sản phẩm rất đặc trưng của vùng quê An Lạc…

Theo ông Phan Đình Huê - Chủ tịch HĐQT Công ty Dịch vụ và Du lịch Vòng tròn Việt cho rằng, những tài nguyên quý giá nhất để làm nên sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn đều không phải mua, bởi đó là khí hậu, sông rạch, ánh nắng, ánh trăng, là cảnh quan đồng ruộng và làng xóm.

Bên cạnh đó, do vùng nông thôn còn giữ được nhiều phong tục, lễ hội, ẩm thực và phương thức sản xuất truyền thống, nên cùng với thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, thì các di sản văn hóa này đem lại lợi thế lớn khi phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Du lịch lễ hội gặt lúa ruộng rươi - Tứ Kỳ

Du lịch lễ hội gặt lúa ruộng rươi - Tứ Kỳ

Do đó, phát triển du lịch nông nghiệp là một xu thế phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn, và bền vững. Hoạt động này tạo điều kiện giao lưu quốc tế tại địa phương, từ đó, nâng cao trình độ dân trí của người dân nơi đó. Phát triển du lịch, đặc biệt ở các vùng nông thôn rất tốt cho thực hiện chính sách chương trình nông thôn mới, đảm bảo giữ được nét văn hoá đặc thù, bản sắc văn hoá địa phương trong quá trình phát triển du lịch cộng đồng. Góp phần thay đổi bộ mặt cảnh quan, môi trường, nâng cao đời sống vật chất văn hoá tinh thần của địa phương.

Có thể bạn quan tâm

  • Hải Dương chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp FDI

    Hải Dương chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp FDI

    01:23, 28/05/2023

  • Sức mạnh hải dương đang định hình

    Sức mạnh hải dương đang định hình "quyền lực" Trung Quốc

    04:00, 25/05/2023

  • Doanh nghiệp FDI tại Hải Dương “than” thiếu lao động

    Doanh nghiệp FDI tại Hải Dương “than” thiếu lao động

    10:54, 22/05/2023

MINH HUỆ