[VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG]: Chiến lược quảng bá hình ảnh Quốc gia - Kỳ cuối: KOL và Influence
Ai sẽ là đại diện và là những nhà quảng bá hình ảnh thương hiệu Việt Nam ra toàn cầu xứng đáng, có tầm ảnh hưởng?
Vai trò của nhân vật đại diện có tầm ảnh hưởng
Trong thời đại marketing số - digital marketing ngày nay, vai trò của các nhân vật đại diện và người có tầm ảnh hưởng trong từng lĩnh vực rất quan trọng trong các chiến dịch quảng bá hình ảnh và tạo dư luận.
Tuy nhiên tại Việt Nam, khai thác và xếp hạng KOL hay Influencer trong nhiều lĩnh vực chủ yếu vẫn là các Influencer trong lĩnh vực giải trí với ngôn ngữ tiếng Việt. Ngoài Sơn Tùng M-TP vươn ra biên giới văn hoá thì còn rất hiếm những nhân vật KOL có tên tuối và tầm ảnh hưởng quốc tế để dẫn dắt chiến lược quảng bá hình ảnh ra công chúng thế giới.
Dù vậy, chúng ta cần xem đây là một lĩnh vực rất tiềm năng để hướng đến sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa việc khai thác KOL vì đối với Hàn Quốc đầu thập niên ’90 cũng trong tình trạng như vậy, nhưng nhờ nỗ lực của cả quốc gia mà Hàn Quốc có được như ngày hôm nay với nhiều nhân vật giải trí có tác động hàng tỷ khán giả trên toàn cầu.
Tương tự như chiến lược nhân sự marketing ở mỗi công ty hay tổ chức cần phải được nhìn nhận dưới góc độ marketing, ngày càng có nhiều các phương pháp tiếp thị định hướng con người.
Trong một dự án diện rộng và đa lĩnh vực có tính khái luận cao như thương hiệu hình ảnh quốc gia thì nhân sự liên quan đòi hỏi được tìm kiếm, tinh lọc có chiều sâu và đa lĩnh vực. Đây là vấn đề thiết yếu cần đưa vào thảo luận tại các hội thảo chuyên đề liên quan của dự án thương hiệu hình ảnh quốc gia.
Và sau đó việc quảng bá cần xây dựng cả chiến lược truyền thông đối nội và truyền thông đối ngoại, tạo niềm tin, kiêu hãnh, tự hào "từ trong ra ngoài" và thực thụ về hình ảnh quốc gia. Qua đó mà giá trị thương hiệu quốc gia ngày càng lan tỏa.
Một cơ quan chuyên trách truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia
Cơ quan chuyên trách của Bộ TTTT (Phòng/Cục quảng bá hình ảnh quốc gia) cần được thiết lập và có trách nhiệm xúc tiến quảng bá hình ảnh trong Top thắng cảnh Việt Nam bằng hợp tác, khai thác bản quyền và hỗ trợ hướng dẫn triển khai, và mời gọi tư nhân tham gia theo cơ chế PPP.
Có thể bạn quan tâm
[VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Chiến lược quảng bá hình ảnh Quốc gia - Kỳ I: Chỉ số 7P là gì?
06:00, 26/01/2020
[VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Chiến lược quảng bá hình ảnh Quốc gia - Kỳ II: Định vị Việt Nam
05:10, 27/01/2020
[Việt Nam hùng cường] Chiến lược quảng bá hình ảnh Quốc gia - Kỳ III: Cơ chế vận hành, ngân sách và xã hội hoá
17:06, 27/01/2020
[VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia-Kỳ IV: Truyền thông trong thời đại mới
06:07, 28/01/2020
Cơ quan này lập kế hoạch, dữ liệu và đề xuất cơ chế hợp tác trong và ngoài nước; quản lý bản quyền và hỗ trợ hậu cần kỹ thuật cho các dự án. Không những có thể chủ động mời gọi và quảng bá sự hợp tác với cộng đồng truyền thông chuyên nghiệp quốc tế.
Chẳng hạn với Sơn Đoòng, một dự án trong tầm tay là ký kết hợp tác thường xuyên với Hiệp hội Địa lý (Hang động) Hoàng Gia Anh để tiếp tục tổ chức dịch vụ thám hiểm hang hàng năm cho cộng đồng các nhà thám hiểm chuyên nghiệp.
Việc nhắm mục đích khác với một doanh nghiệp lữ hành (như Oxalic) đó là hướng đến mục tiêu quảng bá tầm quốc tế chứ không nhằm vào lợi nhuận như một doanh nghiệp lữ hành.
Tương tự như vậy kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, việc tổ chức thám hiểm hợp tác với các Hiệp hội thám hiểm và Tập đoàn (Kênh) truyền thông thế giới (BBC, Discovery) khác với hoạt động kinh doanh của cộng đồng kinh doanh du thuyền Vịnh Hạ Long như hiện tại.
Bám đuổi kinh tế nền tảng
Trong định nghĩa marketing của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (American Marketing Association) vốn có 3 đối tượng là: Sản phẩm (product), Dịch vụ (service) và Ý tưởng (idea)… nay cần bổ sung đối tượng 4 đó là Nền tảng (Platform).
Trong môi trường hiện nay trong bổi cảnh công nghệ Đám mây và AI cùng nhiều hạ tầng và công nghệ giúp thay đổi kinh tế và văn hoá vượt bậc, Kinh tế Nền tảng (platform economy) là khái niệm chung đại diện cho làn sóng mới, bao trùm cả truyền thông và thương hiệu hình ảnh quốc gia.
Trong chiến lược truyền thông hình ảnh quốc gia, không thể nằm ngoài bối cảnh Platform. Mặc dù chưa thể đề xuất một ý niệm hay cơ chế vận hành (concept, mechanism) nhưng việc nhắc đến khái niệm này là một gợi ý nghiêm túc, dựa trên kinh nghiệm sẵn có và gần gũi như AirBnb, Uber, Grab, Agoda… trong lĩnh vực du lịch và mua sắm, đã rất gần với và chồng lấn (overlapse) với Chiến lược truyền thông quảng bá thương hiệu hình ảnh quốc gia.
Tầm nhìn vượt trội của Steve Jobs chỉ trong 15 năm (2007) đã giói gọn cả thế giới trong một thiết bị smartphone cầm trên tay. Đó là những cơ sở nền tảng (platform) cho chiến lược xây dựng quảng bá hìanh ảnh thương hiệu quốc gia.
Chẳng hạn một số liệu do TS Nguyễn Đức Thành (VPER) trong hội thảo Kinh tế Nền tảng (T11-2019) cho biết trên cả nước người dân VN sở hữu hơn 500 triệu cổ vật. Nếu làm số hoá và tạo một nền tảng thì đó là một tiềm năng hay giá trị to lớn của việc truyền thông văn hoá và hình ảnh quốc gia thông qua hìanh ảnh vổ vật văn hoá di sản.