[VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia-Kỳ IV: Truyền thông trong thời đại mới

Diendandoanhnghiep.vn Có nhiều kênh thông tin và quảng bá khác nhau để làm cơ sở thực thi chiến lược truyền thông về hình ảnh thương hiệu quốc gia trong thời đại số...

Khi đưa tập hợp các dữ liệu, hình ảnh gắn liền và tôn tạo thương hiệu quốc gia Việt Nam ra thế giới, có hai mạng lưới quảng bá đầu tiên cần được xác định sức mạnh quan trọng ở các thị trường trọng yếu mà chiến lược thương hiệu "nhắm" đến. 

Thứ nhất, mạng lưới Lãnh sự Việt Nam tại hàng trăm quốc gia trên thế giới. Sứ mệnh kết nối giao thương, giao lưu văn hoá, giao lưu nhân dân, mở rộng thị trường… là cần thiết phải thiết kế những không gian & hiện vật trưng bày mang tính biểu trưng hình ảnh quốc gia, từ đó các Lãnh sự hay Sứ quán sẽ chọn lựa một phong cách thiết kế, trình bày và trình diễn.

Nhiếp ảnh, đồ họa Việt Nam hoàn toàn có thể vào cuộc để tìm cơ hội đưa hình ảnh Việt Nam quảng bá ra các cửa ngõ, địa điểm nổi danh trên toàn thế giới. Ảnh:

 TVC "Đẹp đôi về một nhà" của PNJ bất ngờ được chiếu miễn phí tại Quảng trường TimeSquere New York là một ví dụ đầy cảm hứng cho chiến lược quảng bá thương hiệu từ nghệ thuật

Thứ hai, mạng lưới du học sinh Việt Nam tại nước ngoài. Nhìn nhận một cách cởi mở theo quan điểm truyền thông, thì tập hợp du học sinh Việt Nam học tập và làm việc tại hàng chục quốc gia với số lượng lên tới hàng triệu người (tập hợp nhiều thế hệ) là một dạng kênh truyền thông hiệu quả.

Hầu hết du học sinh luôn có tâm nguyện xây dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia tại cộng đồng học sinh nước sở tại, và mở rộng ra ở mỗi quốc gia sở tại nơi mình du học…

Có rất nhiều sáng kiến, có khi do chính các bạn du học sinh đề xướng và khởi xướng, có khi do đại diện lãnh đạo hay Lãnh sự Việt Nam khởi xướng, hoặc đôi khi xuất phát từ nhu cầu học thuật và giao lưu học thuật…, tất cả đều liên quan đến nghiên cứu, xây dựng và tổ chức quảng bá hình ảnh, văn hoá quốc gia.

Theo đó, có thể tóm tắt các kênh - mạng lưới cần lưu ý để triển khai chiến lược truyền thông về hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia, như sau:

Kênh

Cơ chế truyền thông

Hiệu quả

Truyền hình

Duy trì và sáng tạo hình ảnh, phóng sự trên các kênh uy tín của thế giới như CNN, Discovery, National Geographic…

 

Điện ảnh

Việt Nam đã từng bỏ qua những cơ hôi quảng bá điện ảnh như các cảnh quay phim Heaven & Earth, Tomorrow Never Die, Địa Đạo Củ Chi…Gần đây từ phim "Kong Skull Islands" - Đảo Đầu Lâu-Kong, đã tạo ra một làn sóng quảng bá nhất định… Theo đó cần tiếp tục khai thác và phát huy hơn nữa.

 

Internet và mạng xã hội

Phong trào kênh Youtube tư nhân của cộng đồng mạng, mỗi địa phương đều có những Youtuber khám phá những hình ảnh độc đáo mỗi nơi… hình thành một lượng truyền thông rất lớn và lan toả cả trong và ngoài nước…

Cần tiếp tục phát huy, có thể tổ chức trao giải thưởng hay hỗ trợ nâng cao kỹ năng quay và dựng hình (clip, video)

Sản phẩm vật chất, như đồng hồ, xe hơi, thời trang, đặc sản...

Đồng hồ có in Hoàng Sa Trường Sa., hay phiên bản Trống Đồng của các hãng đồng hồ uy tín (Thuỵ Sỹ) là cơ hội quảng bá hình ảnh Việt Nam

 

Thể thao

Formula One (Hà Nội 2020) là một bước đột phá sự kiện đỉnh cao quảng bá hình ảnh quốc gia

 

Sự kiện văn hoá thế giới

Philippines xây dựng và sở hữu bản quyền Miss Earth được xem một thành công quảng bá hình ảnh

 

Ngoài ra, trong chiến lược quảng bá hình ảnh, cần lưu tâm và tận dụng tối đa những lợi thế giới thiệu hình ảnh gắn liền với môi trường địa lý, địa hình, địa danh. 

Quảng bá hình ảnh tại cửa ngõ giao thương là một phương thức không thể bỏ qua. Ấn tượng hình ảnh sân bay Changi Singapore là một cách làm tiêu biểu để Việt Nam học hỏi. Trong suốt 30 năm qua, những nỗ lực sáng tạo có tính chiến lược của Changi Airport Group từ thiết kế công năng cho đến kiến trúc biểu trưng của từng Terminal 1, 2 3, 4 là tiêu biểu cho sức sáng tạo hình ảnh quốc gia.

Cơ hội để có một biểu tượng Việt Nam đẹp như Changi Airport-điểm

Cơ hội để có một biểu tượng Việt Nam đẹp như Changi Airport- điểm mong muốn "check-in" của mọi người dân trên thế giới, đang xuất hiện với Cảng hàng không Quốc tế Long Thành, tại sao không?

Thiết nghĩ Bộ Thông tin và Truyền thông cần chủ động đề xuất, trong mối quan hệ liên quan với cơ quan chủ đầu tư (Ví dụ như Sân bay Long Thành, hay Tân Sơn Nhất, Nội Bài mở rộng…), để đưa vào đó những mục tiêu quảng bá, thiết kế không gian cảnh quan biểu trưng, trưng bày tái hiện hình ảnh biểu trưng quốc gia… Bên cạnh đó, các nhà thiết kế kiến trúc sân bay cũng phải hết sức chú ý đến không gian trưng bày quảng bá hình ảnh quốc gia ngay từ ban đầu, ngoài ý tưởng kiến trúc tổng quan. Điều này chắc chắn không làm tăng chi phí mà sẽ được thu hồi lợi kinh tế từ các không gian đó mang lại, như chúng ta thấy đối với sân bay Changi Singapore.

(Kỳ V: KOL và Influencer)

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia-Kỳ IV: Truyền thông trong thời đại mới tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711629466 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711629466 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10