Đúc kết kinh nghiệm nhiều dự án thành công trên thế giới cũng như ngay tại Việt Nam trong xã hội hoá truyền thông và marketing, cần một cơ chế xã hội hóa ngân sách...
Nguyên tắc cơ chế chung trong lĩnh vực đặc thù
Cơ chế hợp tác công tư (PPP) trong lĩnh vực truyền thông và marketing để phục vụ mục tiêu thực thi chiến lược marketing hình ảnh quốc gia Việt Nam, dù còn mới mẻ và chưa có nhiều tiền lệ, nhưng hoàn toàn có thể triển khai dựa trên nguyên tắc cơ bản sau đây:
Cơ quan nhà nước tạo ra sự kiện hay nội dung truyền thông chủ đạo, nắm bản quyền và trao quyền khai thác cho các đối tác ngoài chính phủ, tập đoàn kinh tế tư nhân, các tổ chức phi chính phủ (NGO).
Doanh nghiệp hay tổ chức (ngoài Chính phủ) kể cả trong và ngoài nước, chủ động đề xuất khai thác bản quyền thương hiệu hình ảnh, thương hiệu di sản, thương hiệu sự kiện…Những giá trị thương hiệu này nếu không được khai thác sẽ trở nên lãng phí, do cơ quan nhà nước hạn chế năng lực quản lý, ngân sách đầu tư, công nghệ tổ chức và năng lực truyền thông v.v…
Xin đơn cử một tình huống khoảng năm 2012 sau Hội thảo quốc gia về thương hiệu Vịnh Hạ Long, một tổ chức tư nhân từ Phần Lan đã nhìn thấy giá trị và tiềm năng của thương hiệu di sản Vịnh Hạ Long, đã chủ động sang Việt Nam (với sự kết nối của Sứ quán Phần Lan) đề xuất một phương thức ‘bao thầu & khai thác’ giá trị di sản & thương hiệu Vịnh Hạ Long. Tuy nhiên được biết, dự án này không được các bên đồng ý triển khai do sự thiếu thống nhất trong việc định giá bản quyền và thương hiệu di sản thế giới thuộc địa phương.
Chia sẻ lợi ích và chi phí
Cơ chế hợp tác công tư đã được áp dụng trong một số lĩnh vực, cụ thể và mang lại hiệu thiết thực như trong lĩnh vực hạ tầng giao thông. Tuy nhiên thực chất thì hợp tác đối tác công tư, Nhà nước và tư nhân cùng làm, có thể áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực kinh tế và phi kinh tế.
Có thể bạn quan tâm
23:22, 22/01/2020
14:26, 23/01/2020
07:00, 22/01/2020
20:14, 21/01/2020
11:01, 20/01/2020
Một lĩnh vực phi kinh tế như hợp tác công tư khai thác truyền thông sự kiện văn hoá, về nguyên tắc phía Nhà nước (cả trung ương, địa phương, ngành, hiệp hội…) có thể xác lập và sở hữu bản quyền của một thực thể văn hoá, di sản, hay sự kiện (vật thể hay phi vật thể) có giá trị quảng bá, có thể làm nền tảng tạo ra nội dung, hay cảnh quan và sản vật thực tế, thiên nhiên con người hay kiến trúc…Tất cả đều có thể xây dựng một cơ chế hợp tác PPP giữa một bên là Chủ thể và Bên Đối tác (tư nhân, NGO, trong hay ngoài nước) để cùng khai thác truyền thông, và theo đó dựa trên lượng hoá kết quả truyềng truyền thông để ước tính giá trị kinh tế của truyền thông mang lại.
Lấy ví dụ Tập đoàn Vingroup đầu tư mang Formula One đến Hà Nội (Formula 1 Vinfast Vietnam Grand Prix là giải đua công thức 1 đầu tiên tại Việt Nam, sẽ diễn ra vào tháng 4 ở Hà Nội do VinFast, một thương hiệu thuộc Vingroup là nhà tài trợ chính-BT) là một điển hình hợp tác PPP hiệu quả, mà phía cơ quan Nhà nước chỉ cấp quyền tổ chức và chia sẻ hạ tầng giao thông trong thời gian sự kiện.
Hay một ví dụ khác, kinh nghiệm của Đà Nẵng sau một thời gian chính quyền gầy dựng Festival Pháo Hoa, sau đó đã giao lại cho một tập đoàn kinh tế theo hình thức PPP cũng là một cách thức đáng tham khảo. Theo hợp tác này, phía doanh nghiệp tự đầu tư ngân sách tổ chức và hưởng lợi (+rủi ro) cả về quyền lợi kinh tế lẫn bản quyền khai thác truyền thông.
Những điển hình như vậy là thực tế để nhân rộng và tham khảo cho những quy chế PPP rộng rãi và đa dạng hơn trong lĩnh vực truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia và địa phương trên cả nước.
(Kỳ IV: Chiến lược truyền thông trong thời đại mới)