Các dự án “khủng” vào Việt Nam năm 2019 (Bài 7): Thành phố thông minh và bài toán nền tảng thông minh

Diendandoanhnghiep.vn Tháng 10/2019, dự án Thành phố Thông minh quy mô gần 4,2 tỷ USD đã chính thức khởi công tại Đông Anh.

LTS: Theo báo cáo, trong năm 2019, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân 20,38 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, trong năm Việt Nam ghi nhận một loạt các dự án đầu tư nước ngoài trị hàng tỷ USD. Báo DĐDN "điểm danh" các dự án “khủng” vào Việt Nam năm 2019.

Dự án thành phố thông minh đầu tiên của Hà Nội, lớn nhất cả nước và có tầm cỡ Đông Nam Á, do Liên doanh giữa Tập đoàn BRG và Tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản đầu tư, đã được động thổ vào tháng 10/2019 tại huyện Đông Anh, Hà Nội.

dự án thành phố thông minh phía Bắc Hà Nội này có vốn đầu tư gần 4,2 tỷ USD, trên diện tích 272 ha.

Dự án thành phố thông minh có vốn đầu tư gần 4,2 tỷ USD, trên diện tích 272 ha.

Theo liên doanh BRG và Sumitomo, dự án thành phố thông minh phía Bắc Hà Nội này có vốn đầu tư gần 4,2 tỷ USD, trên diện tích 272 ha, tại các xã: Hải Bối, Vĩnh Ngọc và Kim Nỗ, huyện Đông Anh. Dự án được lập dựa trên quy hoạch đô thị thông minh dọc trục Nhật Tân - Nội Bài, chiều dài khoảng hơn 11 km, từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài. Dự kiến hoàn thành toàn bộ 5 giai đoạn của dự án vào năm 2028.

Ở đây sẽ hội tụ những tinh hoa của các công nghệ số. Trong đó, có công nghệ quản trị năng lượng thông minh, hệ thống giao thông thông minh, quản trị an ninh thông minh, hệ thống lớp học thông minh, kinh tế thông minh và đời sống thông minh. Điểm nhấn của thành phố thông minh này sẽ là tòa tháp tài chính 108 tầng, với tham vọng của nhà đầu tư biến nơi này thành trung tâm tài chính của Việt Nam và có tầm cỡ Đông Nam Á.

Dự án được quảng cáo là thành phố thông minh đầu tiên ở Việt Nam khi ứng dụng khoa học công nghệ. Yếu tố thông minh được dựa trên năng lượng, giao thông, quản trị, kinh tế và đời sống, bằng các công nghệ hiện đại như 5G, nhận diện khuôn mặt, công nghệ blockchain, hệ thống giám sát chất lượng không khí, nước, thời tiết, nguy cơ thảm họa.

Dự án cũng dự kiến triển khai hệ thống giao thông công cộng thân thiện với môi trường, kết nối khu vực thành phố thông minh với trung tâm Hà Nội bằng hệ thống đường giao thông đô thị và tàu điện.

Trước thực trạng quá tải dân số, áp lực hạ tầng nội đô ở các thành phố lớn, và đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng như hiện nay, một thành phố thông minh khi thực hiện được những tiêu chí như trên sẽ là giải pháp tối ưu để giải quyết mọi vấn đề bất cập còn tồn tại.

Tuy nhiên, thực tế việc xây dựng và phát triển thành phố thông minh đã, đang và sắp được triển khai trên 30 tỉnh thành nhưng vẫn còn nhiều vấn đề lúng túng, bất cập.

Hiện chúng ta chưa có bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn, các cơ chế, chính sách cụ thể về đô thị thông minh. Hệ lụy của việc thiếu quy chuẩn dẫn đến các thành phố khi thực hiện xây dựng thành phố thông minh phải loay hoay không biết nên thực hiện như thế nào.

Điều này cũng phần nào hiện rõ khi tại lễ động thổ dự án Thành phố thông minh phía Bắc Sông Hồng, chủ đầu tư hơn 1 lần khẳng định: “Nếu được cho cơ chế và bàn giao mặt bằng sạch, chủ đầu tư sẽ hoàn thành hợp phần 1 trong 24 tháng” mà không đưa ra bất kỳ một con số nào cho thấy thời điểm dự án sẽ hoàn thành.

Hay như TP.HCM, mặc dù là thành phố đi đầu cả nước trong phát triển kinh tế lẫn công nghệ, tuy nhiên theo Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM, TP đã gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thành phố thông minh.

Ví dụ như khi triển khai Trung tâm điều hành đô thị thông minh vì đây là việc chưa từng có tiền lệ, chưa có mô hình tương tự với điều kiện như của TP.HCM để tham khảo. Trong khi đó các trung tâm dạng này khi được triển khai tại các nước như Mỹ, Anh, Nga, Pháp thì chi phí đầu tư rất lớn, thời gian triển khai lâu dài trên nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin phát triển cao. Trong khi đó, trình độ ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực, đặc biệt là trong quản lý hạ tầng đô thị của TP.HCM còn thua kém các nước phát triển. Do đó, việc triển khai đã gặp nhiều khó khăn.

Kinh nghiệm từ các nước trên thế giới, Singapore đã phát triển trở thành một thành phố hiện đại mang tầm quốc tế và hiện đang dẫn đầu cuộc đua xây dựng thành phố thông minh toàn cầu.

Thành công của Singapore một phần là nhờ nỗ lực của chính phủ nước này. Họ không phải vật lộn với sự quan liêu của bộ máy chính quyền cấp nhà nước; mặt khác, qua việc triển khai dứt điểm và thành công nhiều sáng kiến, họ cũng đã xây dựng được lòng tin và sự uy tín.

Cùng với mặt bằng trình độ công nghệ cao và cơ sở hạ tầng vững chắc, thành phố này có thể tập trung toàn lực vào việc biến giấc mơ thành phố công nghệ thành hiện thực.

Quay trở lại Việt Nam, trong khi cơ quan quản lý vẫn đang loay hoay quản lý đô thị thì vẫn lộ ra cả trong những quy định không đi vào cuộc sống. Nói phải giãn dân nhưng chung cư mấy chục tầng cứ phê duyệt ở trung tâm nội đô hay TP.HCM đã bỏ tới 10.000 tỷ đồng đầu tư chống ngập mà vẫn chưa đâu vào đâu.

Để tạo dựng được thành phố thông minh cần phải đảm bảo xây dựng chính quyền đô thị nhất thể hoá, quản lý từ trên xuống dưới. Đồng thời, phải có quy hoạch đủ tốt, có chương trình hành động cụ thể và phải có một hệ thống cơ chế chính sách huy động đủ lượng vốn để thực hiện nó.

Hơn lúc nào hết, Chính phủ và các Bộ, ngành hãy ngồi lại, rà soát lại quy hoạch tổng thể để có quyết sách trúng và đúng cho phát triển thành phố thông minh. Không thể chần chừ trong xây dựng chính quyền điện tử, đồng thời coi ứng dụng công nghệ số là hướng mở cho tư duy mới.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Các dự án “khủng” vào Việt Nam năm 2019 (Bài 7): Thành phố thông minh và bài toán nền tảng thông minh tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714100692 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714100692 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10