Ngày thầy thuốc Việt Nam: Sự hy sinh lặng thầm

Lê Linh 27/02/2020 07:00

Kỷ niệm 65 năm ngày thầy thuốc Việt Nam chúng ta cùng tưởng nhớ các bác sỹ đã ngã xuống trong trận chiến đại dịch và tri ân các bác sỹ đang ngày đêm đối mặt với giặc dịch.

Trong cuộc chiến chống SARS cách đây 17 năm tại Hà Nội, có 5 y bác sĩ đã mất gồm: Y tá Nguyễn Thị Lượng (ngày 15/3); Bác sĩ Jean - Paul Dirosier (19/3); Y tá Phạm Thị Uyên (24/3); Bác sĩ Nguyễn Thế Phương (24/3); Bác sĩ Nguyễn Hữu Bội (12/4). Ngoài ra, còn Bác sĩ Jacque (7/2003 - mất sau khi về Pháp).

Ngôi miếu nhỏ trong bệnh viện Việt Pháp thờ 6 bác sỹ đã hy sinh trong đại dịch SARS.

Ngôi miếu nhỏ trong bệnh viện Việt Pháp thờ 6 bác sỹ đã hy sinh trong đại dịch SARS.

Tại bệnh viện Việt Pháp đã có một miếu nhỏ để thờ và tưởng nhớ đến sự hy sinh của các bác sỹ trong trận chiến này. Nhìn sang nước bạn tại bệnh viện Giang Bắc (Vũ Hán) chính thức thông báo về cái chết của nữ bác sĩ Hạ Tư Tư, 29 tuổi, làm việc tại khoa tiêu hóa của bệnh viện này.

Có thể bạn quan tâm

  • Những bông hồng trong tà áo Blouse trắng

    Những bông hồng trong tà áo Blouse trắng

    11:30, 26/02/2020

  • Những “chiến sĩ blouse trắng”

    Những “chiến sĩ blouse trắng”

    05:01, 27/02/2020

  • [64 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam] Mong một năm y tế được “bình an”

    [64 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam] Mong một năm y tế được “bình an”

    11:05, 27/02/2019

  • [64 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam] Người dân khỏe mạnh là tài sản lớn nhất của Quốc gia

    [64 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam] Người dân khỏe mạnh là tài sản lớn nhất của Quốc gia

    11:01, 27/02/2019

  • [64 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam] Khi nào hết nạn bạo hành nhân viên y tế?

    [64 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam] Khi nào hết nạn bạo hành nhân viên y tế?

    11:00, 27/02/2019

Ở bất cứ đâu, bất cứ nơi nào đều có sự “hy sinh’’ của các bác sỹ khi đại dịch nổ ra. Một sự hy sinh cho lý tưởng của nghề y, hy sinh vì sự sống của người khác.

Cách đây 17 năm khi đại dịch SARS xảy ra có 6 bác sỹ đã hy sinh cho công cuộc chống dịch tại Việt Nam đóng góp một phần công lao rất lớn để Việt Nam trở thành nước đầu tiên trên thế giới tuyên bố dập tắt được dịch SARS.

Cơn dịch đi qua, cuộc sống người dân quay trở lại bình thường và dần dần người ta không còn nhắc đến nhiều về những người anh hùng ấy, nhưng chứng tích mãi mãi còn đó.

Tới hôm nay đứng trước một cơn đại dịch với sự lây lan và mức độ nguy hiểm cao hơn rất nhiều so với dịch SARS thì cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng lại đặt cả sự mong chờ, hy vọng tới những người chiến sỹ mang cái tên vô cùng cao cả: những chiến binh áo trắng.

Với người dân chúng ta, sự sợ hãi đã tới từng nhà, từng ngóc ngách, ra đường phải dùng khẩu trang, trẻ em không được đến trường, các tụ điểm giải trí phải đóng cửa thậm chí phải giật mình mỗi khi nghe tiếng ho của người bên cạnh.

Chúng ta có quyền được lựa chọn ở nhà và không đến những nơi đông người để ngăn chặn rủi ro thấp nhất lây nhiễm dịch cúm SARS-CoV2.

Nhưng những người bác sỹ kia họ chỉ có một sự lựa chọn duy nhất là chiến đấu, là đương đầu với những con virus bí ẩn và nguy hiểm này.

Hàng ngày ngoài việc phải chăm sóc, điều trị cho các bệnh nhân đau ốm họ còn phải luôn luôn theo dõi quan sát xung quanh để kịp thời phát hiện nếu có bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm bệnh.

Kể cả những khu cách ly nơi hàng trăm người có nguy cơ lây nhiễm đến từ Trung Quốc hay Hàn Quốc họ vẫn phải ngày đêm khám chữa theo sát tình hình.

Những hy sinh thầm lặng của các thiên thần áo trắng.

Những hy sinh thầm lặng của các thiên thần áo trắng.

Chúng ta hãy thử mường tượng nếu trong hoàn cảnh luôn luôn phải đối đầu với con virus tử thần đó thì tinh thần liệu có thể vững vàng để vừa làm tròn trọng trách nhà nước giao phó, vừa để đáp lại những kỳ vọng của nhân dân?

Thậm chí phải chịu những áp lực rất lớn dưới hai từ trách nhiệm. Về đến nhà họ cũng có gia đình, có người thân nhưng qua những cuộc phỏng vấn với một số bác sỹ thì thấy rằng ngay cả việc tiếp xúc với vợ chồng hay con cái họ cũng phải dè chừng.

Bởi hơn ai hết họ hiểu được rằng nếu không may họ tiếp xúc với những bệnh nhân bị nhiễm bệnh thì những người đầu tiên có nguy cơ lây lan từ họ chính là những người thân trong gia đình.

Qua đó chúng ta mới nhận ra rằng họ cũng giống như tất cả chúng ta, cũng lao động để mưu sinh để lo cho gia đình nhưng mỗi khi đất nước có những cơn dịch tai ác như SARS, EBOLA, Sởi hay SARS-CoV2 thì trách nhiệm của họ lại tăng hơn rất nhiều lần từ áp lực vô hình của cộng đồng.

Bởi họ chính là những người lính bảo vệ ta trước những cuộc tấn công của giặc dịch. Đừng vì một số khiếm khuyết mà vội vã lên án hay quy trách nhiệm một cách thái quá.

Dịch chẳng biết có sớm được dập hay không? Nhưng với họ mỗi ngày 24 giờ dường như kéo dài thêm rất nhiều lần khi tinh thần luôn luôn đặt trong trạng thái báo động. Chúng ta hãy một lần thầm lặng thành kính tri ân 6 bác sỹ đã hy sinh cho dịch SARS kia và cầu nguyện rằng sẽ không có bất kỳ y bác sỹ nào phải hy sinh thương xót như vậy nữa.

Cổ nhân có nói “trong khó khăn mới biết ai khôn ai dại, trong nguy hiểm mới biết người dũng kẻ hèn” và thực tế đã cho chúng ta thấy trước những cơn dịch bệnh, thiên tai liên tiếp này những y bác sỹ có xứng đáng được gọi tên anh hùng hay không?

Nhân kỷ niệm 65 năm ngày thầy thuốc Việt Nam, thay cho bó hoa tươi lắm, những lời chúc mừng chúng ta cùng cầu chúc cho tất cả các bác sỹ, những anh hùng thầm lặng được bình an, tăng thêm ý chí và sức mạnh để chiến đấu vượt qua cơn đại dịch này mà không có ai phải “nằm xuống”.

Lê Linh