[64 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam] Khi nào hết nạn bạo hành nhân viên y tế?

Sông Hàn 27/02/2019 11:00

Ngày 27/2, xin gửi đến các thầy thuốc lời cảm ơn và những lời chúc tốt đẹp nhất. Mong đội ngũ cán bộ, y-bác sĩ luôn khỏe mạnh, tận tâm và cống hiến hết mình trong công việc cứu người.

Nhân kỷ niệm 64 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, ông Bùi Văn Cường - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã có thư chúc mừng đội ngũ thầy thuốc, y, bác sĩ, dược sĩ và nhân viên y tế cả nước.

Đáng chú ý, ông đề nghị Công đoàn y tế tiếp tục nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ đại diện, chăm lo, bảo vệ cho gần 500.000 đoàn viên ngành y tế cả nước, đặc biệt triển khai có hiệu quả các giải pháp bảo vệ đoàn viên, người lao động của ngành trước vấn nạn bạo hành.

Vậy là, vấn đề an ninh bệnh viện, bạo hành y tế lại được nhắc tới như là vấn đề nóng, có ảnh hưởng sâu rộng và đang thu hút sự quan tâm không chỉ của ngành y tế, mà của toàn xã hội.

Bạo hành là nỗi ám ảnh của nhân viên y tế.

Thống kê gần nhất của Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế, cho thấy, từ năm 2010 đến hết năm 2017, cả nước ghi nhận có ít nhất 22 vụ việc bác sĩ bị bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hành hung. Các vụ việc xảy ra chủ yếu ở bệnh viện tuyến tỉnh (chiếm 60%), tuyến Trung ương chiếm 20%. Phần lớn đối tượng bị tấn công là các bác sĩ (chiếm khoảng 70%) và điều dưỡng (khoảng 15%). Có tới 90% vụ bạo hành xảy ra khi bác sĩ đang cấp cứu, chăm sóc cho bệnh nhân và 60% xảy ra khi thầy thuốc đang giải thích cho bệnh nhân, người nhà. 

Thí dụ, có 2 vụ việc từng làm xôn xao dư luận cả nước. Vụ việc xảy ra tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk, trong lúc điều dưỡng đang chuẩn bị chuyển khoa cho người bệnh thì bất ngờ bị người nhà bệnh nhân đuổi đánh khiến điều dưỡng bị thương ở mặt và phải theo dõi chấn động não. Vụ việc thứ 2 xảy ra tại Khoa cấp cứu - Bệnh viện 115 Nghệ An. Trong lúc bác sĩ và điều dưỡng đang cấp cứu cho bệnh nhân, thì bị người nhà bệnh nhân tấn công, hành hung..v..v.

Thực tế trên cho thấy, việc lăng mạ, xúc phạm nhân viên y tế bằng cả lời nói lẫn hành động xảy ra rất nhiều. Trong khi, nghề y là nghề đặc thù và việc liên tục có nhân viên y tế bị bạo hành trong thời gian qua cho thấy môi trường y tế không còn an toàn với nhân viên y tế và người bệnh.

Nguyên nhân của bạo hành y tế không chỉ nằm ở một phía là thái độ, hành vi của nhân viên y tế mà còn nằm ở tâm lý, nhận thức cũng như tình trạng bệnh tật của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Người dân do sự thiếu hiểu biết, không phân biệt rạch ròi giữa các quy định về đạo đức, hiểu chưa đúng về các quy định của y đức, dẫn tới quy chụp tất cả các hành vi vi phạm y đức của nhân viên y tế.  Chính sự nhập nhằng giữa đạo đức nghề nghiệp và luật pháp cũng là nguyên nhân gây bức xúc khó giải quyết đã làm tăng cao mâu thuẫn giữa bệnh nhân và nhân viên y tế..v..v.

Có thể bạn quan tâm

  • Ngành Y và những thay đổi cần được trân trọng

    Ngành Y và những thay đổi cần được trân trọng

    11:05, 17/01/2019

  • “Phát súng lệnh” đặc biệt cho ngành Y

    “Phát súng lệnh” đặc biệt cho ngành Y

    11:01, 26/06/2018

  • Sẽ xử lý nghiêm bác bác sĩ kê đơn thuốc đắt tiền không cần thiết

    Sẽ xử lý nghiêm bác bác sĩ kê đơn thuốc đắt tiền không cần thiết

    01:56, 02/11/2018

  • Tranh luận vụ bác sĩ xử bác sĩ Hoàng Công Lươngp/ 

    Tranh luận vụ bác sĩ xử bác sĩ Hoàng Công Lương  

    09:59, 26/05/2018

  • Cảnh sát sẽ “cắm chốt” tại bệnh viện để bảo vệ y bác sĩ?

    Cảnh sát sẽ “cắm chốt” tại bệnh viện để bảo vệ y bác sĩ?

    05:19, 18/04/2018

  • Bộ Y tế vào cuộc việc nữ bác sĩ bị hành hung tại Nghệ An

    Bộ Y tế vào cuộc việc nữ bác sĩ bị hành hung tại Nghệ An

    14:30, 23/08/2017

Một bác sĩ không giấu nỗi bức xúc: “Bác sĩ là con người, không phải là nô lệ. Những kẻ hành hung nhân viên y tế không coi bác sĩ, y tá, điều dưỡng là con người, mà giống như kẻ phục vụ, như nô lệ nên bọn chúng tự cho mình có quyền ra lệnh, sai khiến và đánh đập nếu không vừa ý. Tại sao một cô tiếp viên hàng không bị đánh thì kẻ đó bị cấm bay? Tại sao một nhân viên vệ sinh bị đánh thì Chủ tịch thành phố đến hỏi thăm mà nhân viên y tế bị đánh thì không ai đứng ra giải quyết?”.

Mặt khác, trong thư gửi Hội nghị Cán bộ y tế ngày 27/2/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Lương y phải như từ mẫu”. Ở đây, Bác dùng chữ “phải” ý muốn nhấn mạnh rằng, một người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền. Có nghĩa người thầy thuốc không những phải giỏi chuyên môn, mà còn phải chịu khó phấn đấu, cố gắng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tác phong, lối sống, cách xử sự với bệnh nhân. Làm được trọn vẹn như vậy, chúng ta sẽ được nhân dân yêu mến, kính trọng.

Chính vì vậy, có thể nói, nhân viên y tế đang ở thế yếu, gần như không có ai bảo vệ trong khi vẫn phải cố gắng làm tròn nhiệm vụ cứu người, đảm bảo y đức của mình. Cần có những hình phạt thích đáng cho các đối tượng trực tiếp hành hung bác sĩ, nhân viên y tế, nếu không nạn bạo hành vẫn là vấn đề nan giải, không có hồi kết.

Dẫu sao, ngày 27/2 lại về, ngày mà cả xã hội tôn vinh, ca ngợi những người thầy thuốc Việt Nam không chỉ ở những khả năng, tài năng, học vị, bằng cấp mà còn ở tấm lòng y đức, đôi bàn tay yêu thương chăm sóc.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
[64 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam] Khi nào hết nạn bạo hành nhân viên y tế?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO