Công nghiệp hỗ trợ “lật ngược thế cờ”?
Hiện tại, số doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đang chiếm khoảng 5% tổng số doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Trong lúc rất nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn vì dịch COVID-19, ông Hà Quyết Thắng, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Dịch vụ thương mại Kim Long- doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cơ khí, cho biết, lượng đơn hàng của công ty đã tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm trước.
Đặc biệt, khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nguyên nhân đơn hàng tăng là do các doanh nghiệp này đang thiếu nguyên phụ liệu sản xuất do bị hạn chế nhập khẩu hàng từ Trung Quốc và các chuyên gia nước ngoài không thể sang Việt Nam để giám sát, nên không sản xuất được và phải chuyển sang đặt hàng gấp tại các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước.
Có thể bạn quan tâm
Phó Thủ tướng trả lời chất vấn về xuất xứ sản phẩm và công nghiệp phụ trợ
19:54, 24/09/2019
Cơ hội cho doanh nghiệp ngành công nghiệp phụ trợ ô tô
03:30, 21/11/2018
“Tạo sóng” FDI vào lĩnh vực công nghiệp phụ trợ ngành ôtô
02:17, 16/03/2018
Ngành công nghiệp phụ trợ: Gian nan với doanh nghiệp Việt
08:35, 01/12/2017
Đây không phải là trường hợp cá biệt, ông Nguyễn Văn Trí, Giám đốc Công ty Khuôn mẫu Lập Phúc, TPHCM, chia sẻ trên báo chí rằng:Trái ngược so với mọi năm đơn hàng của công ty tăng từ 10-20%, chủ yếu đến từ các doanh nghiệp nước ngoài có nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Do vậy, doanh nghiệp này vừa chạy hết dây chuyền như các tháng cuối năm, vừa tuyển thêm và đào tạo lao động để chuẩn bị cho mùa cao điểm sau khi dịch đi qua.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết: Về giải pháp, Bộ Công Thương cho rằng, quan trọng nhất là thúc đẩy tái cơ cấu trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Trong đó, xác định trọng tâm là khu vực công nghiệp hỗ trợ và ngay từ bây giờ cần tập trung tái cơ cấu các chuỗi liên kết để phục vụ cho sản xuất công nghiệp… theo hướng bền vững hơn với một số đối tác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…
Mặc dù, số doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ còn rất hạn chế, tuy nhiên mới chỉ có một số doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện, nguyên phụ liệu đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế. Nhiều doanh nghiệp vẫn thiếu và yếu về quy mô và năng lực, các sản phẩm chủ yếu là linh phụ kiện đơn giản, hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Khi chuỗi cũng ứng toàn cầu thay đổi lớn từ tác độc dịch COVID-19 cũng là lúc để các doanh nghiệp Việt chen chân vào chuỗi giá trị đang “khép kín”.