Cơ hội cho doanh nghiệp ngành công nghiệp phụ trợ ô tô

Diendandoanhnghiep.vn Theo bà Lê Thị Thu Thủy – Chủ tịch VinFast, trong thời gian tới Vinfast sẽ tổ chức nhiều buổi tọa đàm với các doanh nghiệp ngành công nghiệp phụ trợ để nâng tỷ lệ nội địa hóa ô tô VinFast.

Cơ hội cho doanh nghiệp ngành phụ trợ

Cơ hội cho doanh nghiệp ngành phụ trợ ô tô

Trong buổi ra mắt xe VinFast, Chủ tịch VinFast cho biếvt, mức giá xe Vinfast trong giai đoạn hỗ trợ khuyến mại sâu sẽ có giá rẻ nhất trên 300 triệu đồng.

Mức giá công bố của VinFast làm rất nhiều người ngạc nhiên, thực sự đáp ứng được lòng mong mỏi người tiêu dùng Việt Nam được dùng hàng Việt Nam với chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế. Sở dĩ như vậy là do Vinfast có chính sách 3 không: VinFast không lấy lãi, không tính chi phí tài chính và không tính khấu hao đầu tư rất lớn ban đầu.

 

"Trong thời gian đầu, chúng tôi có chính sách khuyến mại sâu hơn nữa nên giá xe sedan chỉ 800 triệu đồng, xe SUV là 1 tỷ 136 triệu đồng và xe Fadil là 336 triệu đồng. Đây là mức giá rất hợp lý đối với người Việt Nam” – Bà Thủy chia sẻ.

Để tối ưu hóa mức giá hiện hành, theo bà Thủy, hiện tại Vinfast đang điều chỉnh số lượng nhà cung cấp để hướng tới tỉ lệ nội địa 60%. “Để đạt tỷ lệ này, chúng tôi sẽ phải mời rất nhiều nhà cung cấp nước ngoài về để đặt nhà máy trong khu công nghiệp phụ trợ của VinFast, đồng thời VinFast cũng phải sản xuất một số linh kiện", bà Thủy cho biết.

Với những mẫu ô tô ra mắt người tiêu dùng, VinFast đã tự sản xuất một số linh kiện có công nghệ hiện đại, với sự hỗ trợ tích cực của BMW, như động cơ, khung gầm…

Theo Cục Công nghiệp – Bộ Công Thương, hiện tổng số doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô tô tại Việt Nam là 358 doanh nghiệp, trong đó có 50 doanh nghiệp lắp ráp ô tô, 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe và thùng xe, 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn quá thấp so với 2.500 doanh nghiệp Thái Lan sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô.

Công nghiệp phụ trợ sản xuất, lắp ráp ô tô ở Việt Nam mới chỉ sản xuất được một số nhóm linh kiện, phụ tùng như: Các chi tiết cấu thành khung gầm xe, thùng xe, nhíp lò xo, ống xả, ruột két nước… Đầu tư cho sản xuất linh kiện ô tô còn mang tính chất nhỏ lẻ, sản phẩm làm ra ít cả về chủng loại và sản lượng. Sức cạnh tranh quốc tế của công nghiệp phụ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô Việt Nam còn hạn chế.

“Trong thời gian qua, mặc dù gấp rút nhưng chúng tôi cố gắng thu hút nhiều doanh nghiệp nội để gia tăng tỉ lệ nội địa hóa. Trong thời gian tới, VinFast sẽ có các buổi trao đổi với doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam cũng như các doanh nghiệp khác muốn sản xuất linh kiện cho Vinfast để tăng tỷ lệ nội địa hóa cao hơn nữa”, bà Thủy cho biết.

Bên cạnh đó, theo bà Thủy, doanh nghiệp làm trong khu công nghiệp phụ trợ VinFast sẽ được hỗ trợ các chính sách về giá thuê mặt bằng, hỗ trợ thủ tục. "Đến nay nhiều doanh nghiệp đã ký kết cùng Vinfast sản xuất linh kiện ô tô và dự kiến trong vài năm tới số lượng này sẽ tiếp tục tăng”, bà Thủy nhận định.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cơ hội cho doanh nghiệp ngành công nghiệp phụ trợ ô tô tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713575896 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713575896 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10