Trump có thể mang lại hòa bình cho Trung Đông?
Trung Đông khó hòa bình chỉ với hai hiệp ước bình thường hóa hoa quan hệ nhuốm màu lợi ích các bên hơn là ích lợi đại cục.
Israel chính thức trở thành đối địch với toàn khối Ả rập kể từ cuộc “chiến tranh 6 ngày” xảy ra vào năm 1967. Kết quả người Do thái chiến thắng chớp nhoáng mặc dù tương quan lực lượng yếu hơn rất nhiều so với liên minh Hồi giáo!
Trước 1 tháng khi cuộc chiến này diễn ra, Tổng thống Mỹ lúc đó là L. Johnson đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Israel tại Nhà trắng và cam kết sẽ ủng hộ Israel trong cuộc chiến này, trực tiếp là giải tỏa eo biển Tiran trước sự bao vây của liên quân Ả rập.
Cuộc chiến này kết thúc, Israel chiếm nhiều vùng lãnh thổ thuộc các nước Ả rập như cao nguyên Golan, Đông Jerusalem, bán đảo Sinai. Kể từ đó, Trung Đông như vạc dầu sôi sùng sục, xung đột vũ trang có thể bùng lên bất cứ khi nào.
Tháng 3/2019, Tổng thống Trump công khai ủng hộ miền đất Jerusalem thuộc về Israel - đây cũng chính là vùng lãnh thổ có vị trí trọng yếu nhất Trung Đông đã bị quốc gia Do thái chiếm lấy từ Palestine; hiện nhiều quốc gia tuyên bố có chủ quyền!
Nhiều nước như Nga, Pháp, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng chỉ trích động thái của Mỹ và khẳng định sự ủng hộ với nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, trong đó nói rõ Cao nguyên Golan là lãnh thổ thuộc về Syria bị Israel chiếm đóng.
Rõ ràng, động thái của Washington như muốn đổ thêm dầu vào lửa, nhưng nhất mực, dù trước hay sau thì Mỹ vẫn có cái nhìn “thiện cảm” hơn đối với Tel Aviv. Nếu không muốn nói, Israel là đồng minh truyền thống, thân cận của Mỹ.
Sau nhiều tháng im ắng ở Trung Đông, ngày 13/8 Trump tuyên bố một quốc gia Hồi giáo là Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) đã đạt được thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với Israel.
Bất ngờ hơn, đúng vào ngày 11/9, Trump tiếp tục phát đi thông tin, đã có thêm Bahrain, một quốc gia Hồi giáo khác ở Trung Đông đạt được thỏa thuận tương tự với Israel.
Nhiều chuyên gia quốc tế đặt câu hỏi: Liệu cá nhân ông Trump nói riêng và nước Mỹ nói chung có thể làm lành vết trọng thương giữa hai thế lực đối kháng gay gắt tại Trung Đông? Mục đích của các bên có phải là hòa bình?
Chắc chắn, hai hiệp ước này không thể xóa nhòa hết quá khứ. Nên nhớ rằng, UAE và Bahrain không phải là các nước tham chiến để chống lại Israel trong quá khứ. Chìa khóa hòa bình còn được nắm giữ bởi Ai Cập, Syria, Palestine và Jordan.
Bình luận trên tờ New York Times, chuyên gia về chính trị Trung Đông Aaron David Miller thuộc Quỹ Carnegie (Mỹ) cho rằng: “Đây thực chất là một thỏa thuận ba thắng - một thua”.
Bên thua chính là Palestine, một phần lãnh thổ của nước này là Jerusalem, từ lâu Tel Aviv đã có ý định sáp nhập vùng bờ Tây vào lãnh thổ của mình, đây chính là nguồn cơn đẩy Israel và Pelestine vào tình trạng “sẵn sàng nổ súng”.
Palestine dĩ nhiên bác bỏ hiệp ước hòa bình giữa các nước Ả rập với Israel, vì lo ngại liên minh truyền thống sẽ xích lại gần hơn với Mỹ và nhà nước Do thái, lợi ích của họ bị đánh đổi. Syria, Lebanon cũng rơi vào tình trạng tương tự.
Bản thân các quốc gia Trung Đông cũng mất đoàn kết do các lợi ích bề nổi là kiểm soát dầu mỏ, nổi lên là hai thế lực UAE và Iran, OPEC gần đây lục đục, Iran bị Mỹ cô lập, do vậy UEA, Saudi Arabia nhìn thấy đây là lúc cần liên minh để gia tăng lợi ích.
Rõ ràng, người Mỹ khó lấy cái ủng hộ thiểu số để giải quyết cho vấn đề hóc búa cần đa số tham gia. Nếu không muốn nói, động thái này sẽ đẩy Trung Đông vào xung đột, mâu thuẫn sâu sắc hơn.
Nội bộ Mỹ, đảng Dân chủ và Hạ viện cực lực lên án hành động ủng hộ Israel của Tổng thống Trump. Nhưng việc vẽ bức tranh hòa bình ở Trung Đông rất có lợi cho tương lai chính trị cá nhân, nhất là bầu cử nhiệm kỳ 2 sắp tới.
Nguồn gốc sâu xa gây ra xung đột tại Trung Đông là mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, những đứt gãy trong kết cấu xã hội đặc trưng Ả rập. Chỉ có hòa bình cho Trung Đông khi họ được trả lại các giá trị vốn có.
Có thể bạn quan tâm
Nhà Trắng toan tính gì trong “nước cờ” Syria?
11:03, 27/12/2018
Ván cờ tàn Syria: D. Trump “lạc nước bỏ hai xe”?
06:30, 23/12/2018
Chuyển giao “hàng nóng” đến Syria, Nga toan tính điều gì?
11:30, 09/10/2018
Chiến sự Syria: "Long tranh hổ đấu" đến bao giờ?
11:01, 26/09/2018
Vụ nổ lớn ở Syria, quốc gia nào bị cáo buộc khai hỏa?
07:01, 02/09/2018