Mạng xã hội và bài toán của “chủ nghĩa tân tự do” (Bài cuối)

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 20/01/2021 06:24

Chủ nghĩa tân tự do ngày nay có mặt ở nhiều quốc gia, tác động trong nhiều lĩnh vực.

Chủ nghĩa tân tự do đã len lỏi vào nhiều quốc gia khi toàn cầu hóa trở thành xu hướng

Chủ nghĩa tân tự do đã len lỏi vào nhiều quốc gia khi toàn cầu hóa trở thành xu hướng

Thật ra, bài toán của “chủ nghĩa tân tự do” không chỉ xoay quanh vấn đề của các mạng xã hội hay lĩnh vực công nghệ, nói đúng hơn đó là một trào lưu đã len lỏi vào nhiều quốc gia khi xu thế toàn cầu hóa lên ngôi.

Khác với trường phái tự do cổ điển tập trung vào câu hỏi chiến tranh hay hòa bình, chủ đề chính của chủ nghĩa tân tự do là các thể chế, định chế, quy tắc, luật pháp quốc tế và sự tương tác của các yếu tố này với lựa chọn chính sách của mỗi nhà nước.

Tại sao các quốc gia có thể đồng ý một tổ chức và tham gia vào các thể quốc tế. Tất cả đều biết rằng, việc gia nhập một tổ chức đồng nghĩa nhà nước phần nào phải chấp nhận từ bỏ một phần chủ quyền quốc gia và giới hạn khuôn khổ hành động của mình.

Hiện tượng “xét lại” đã xảy ra ở Liên minh Châu âu. Người dân Anh cho rằng, họ thiệt thòi, thụ động khi giao quyền quyết định quá lớn cho một Uỷ ban đại diện cho hàng chục quốc gia. Tại Áo, Italy, Bỉ, Pháp đã manh nha ý định rời bỏ Liên minh này.

Ngược lại, hàng chục quốc gia nhỏ, đang phát triển lại hào hứng với hợp tác đa phương để có thể tận dụng các thành tựu chung, đồng thời đó là cách bảo vệ mình tốt nhất.

Thế nhưng, vài năm trở lại đây các thể chế đa phương - trục chính của chủ nghĩa tân tự do bộc lộ nhiều điểm yếu. Ví dụ như WTO đuối sức trước cuộc chiến tranh thương mại Trung - Mỹ, Liên Hợp Quốc dường như trở thành sân sau của Mỹ trong thời gian rất dài. Không ai ngoài Tổng thống Mỹ là người kịch liệt phá bỏ các quan hệ đa phương.

Hiện tượng Brexit cũng cho thấy sự suy yếu của chủ nghĩa tân tự do

Hiện tượng Brexit cũng cho thấy sự suy yếu của chủ nghĩa tân tự do

Từ khi có nhà nước cho đến nay, loài người luôn luôn tìm cách giải quyết mối quan hệ phức tạp giữa nhà nước và nhân dân, việc ra đời các lý thuyết xây dựng và quản lý nền kinh tế cũng không ngoại lệ.

Trong nội bộ của mỗi quốc gia, chủ nghĩa tân tự do kêu gọi giảm quyền lực của nhà nước với thị trường, không cho phép sự tập trung nguồn lực vào một tổ chức siêu quyền lực đóng vai trò chi phối.

Nên buông lỏng hay kiểm soát chặt thị trường? Đáng tiếc, chủ nghĩa tân tự do không giải quyết được câu hỏi này, thị trường luôn tồn lại những quy luật khách quan nhưng không thể không có tác động, điều tiết để giảm thiểu rủi ro, mất cân đối nguồn lực.

Song, điều tiết như thế nào, thời điểm nào, ngành nghề lĩnh vực nào lại là chuyện khác. Ví dụ, thiết lập riêng một bộ luật có thiên hướng ưu ái một ngành nghề nhất định liệu có tốt? Quá coi trọng một khu vực kinh tế, một doanh nghiệp rường cột có phải là thái độ chuẩn mực của nhà quản lý?

Vì yêu cầu tự do kinh tế, nên dưới góc nhìn xã hội, chủ nghĩa tân tự do không đòi hỏi trách nhiệm của nhà nước trong nhiều vấn đề quan trọng.

Ví như thất nghiệp là do bản thân người lao động không có giá trị sử dụng trên thị trường chứ không phải vì chính sách. Sự nghèo nàn trong xã hội là do người dân không biết cân đối thu chi chứ không phải do giá dịch vụ, hàng hóa quá cao, hay công lao động thấp,…

Nhiều thập kỷ nay, rất nhiều quốc gia lấy cảm hứng chính sách từ chủ nghĩa tân tự do, có thành công, cũng có thất bại, cũng có thể xem là bước đi táo bạo hoặc sự sai lầm cần bãi bỏ.

Có điều, trong toàn cầu hóa không một quốc gia nào có thể giữ vững thuần túy một lý thuyết kinh tế, nền kinh tế nào cũng có sự áp dụng lắp ghép đa lý thuyết. Phải chăng, đó là học thuyết kinh tế vô hình, mãi mãi không lỗi thời?

Có thể bạn quan tâm

  • Mạng xã hội và bài toán của “chủ nghĩa tân tự do” (Bài 1)

    Mạng xã hội và bài toán của “chủ nghĩa tân tự do” (Bài 1)

    06:00, 18/01/2021

  • Mạng xã hội và bài toán của “chủ nghĩa tân tự do” (Bài 2)

    Mạng xã hội và bài toán của “chủ nghĩa tân tự do” (Bài 2)

    06:00, 19/01/2021

  • Mạng xã hội Việt Nam “đặc biệt” nhất trên thế giới

    Mạng xã hội Việt Nam “đặc biệt” nhất trên thế giới

    10:43, 28/12/2020

  • Facebook và cận cảnh AI thống trị nhân loại

    Facebook và cận cảnh AI thống trị nhân loại

    06:00, 11/01/2021

  • Bạo động nước Mỹ: Facebook, Twitter cũng góp phần?

    Bạo động nước Mỹ: Facebook, Twitter cũng góp phần?

    05:00, 08/01/2021

  • Tuyên bố chiến tranh với Apple, Facebook đặt chân lên con đường diệt vong của chính mình

    Tuyên bố chiến tranh với Apple, Facebook đặt chân lên con đường diệt vong của chính mình

    11:47, 29/12/2020

  • Các nhãn hàng lớn lại “quay về” với Facebook

    Các nhãn hàng lớn lại “quay về” với Facebook

    05:08, 23/12/2020

  • Facebook - Apple choảng nhau, người dùng đứng giữa có no đòn?

    Facebook - Apple choảng nhau, người dùng đứng giữa có no đòn?

    14:55, 22/12/2020

TRƯƠNG KHẮC TRÀ