Mạng xã hội đang đại diện cho cuộc chiến giữa quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế.
Không ngẫu nhiên mà mạng xã hội trở thành đại diện tiêu biểu cảnh báo nguy cơ suy tàn của chủ nghĩa tân tự do. Nói cách khác, khi thế giới chuyển dần từ thực sang ảo và ảo cũng là thực thì những doanh nghiệp, quốc gia nắm bí quyết công nghệ nghiễm nhiên xác lập địa vị thống trị.
Nhưng tại sao những Facebook, Twitter, Google, Alibaba, Amazon,... không chỉ muốn dừng lại ở giới hạn thống trị kinh tế? Trước hết - như một quy luật, kẻ nào nắm sức mạnh kinh tế mặc nhiên chi phối chính trị, và ngược lại khi có quyền lực chính trị sẽ tối đa hóa lợi nhuận.
Big Tech, Big Media ngày nay hiểu quá rõ nguyên tắc để kéo dài sự tồn tại phải thao túng quyền hành chính trị, đó là điều mà cách đây gần 20 năm Yahoo, Nokia không làm được nên dẫn đến kết cục bi thảm.
Nói như vậy có nghĩa, không phải Facebook, Google có thể tồn tại vĩnh cửu mà không tuân theo quy luật “sinh, trụ, dị, diệt”. Thực ra, mầm mống hủy diệt đã manh nha khi các “ông lớn” này to tiếng tại Mỹ và nhiều nơi khác.
Đương nhiên, sự ra đi ấy chẳng phải không kèn không trống, thậm chí nó kéo theo nhiều thứ cùng xuống hố. Nhiều chuyên gia đưa ra nhận xét, thời đại của chủ nghĩa tân tự do công nghệ đã thực sự chấm dứt khi chính quyền các nước, đặc biệt là chính quyền Mỹ với cơ sở pháp lý phát triển, ngày càng hướng mũi tấn công vào các tập đoàn công nghệ với mục tiêu kìm hãm mang động cơ chính trị rõ nét.
Nhưng bằng cách nào? Liệu có dễ dàng? Nhất là trong nền kinh tế tư bản vốn tồn tại nhiều mâu thuẫn không cách nào giải quyết. Trong lịch sử chính quyền Mỹ đã từng ép buộc gã khổng lồ dầu mỏ Standard Oil chia nhỏ quy mô vì lo sợ độc quyền.
Nhưng tại sao người Mỹ vẫn muốn vươn vòi sang Trung Đông để kiểm soát nguồn năng lượng này, đồng thời cạnh tranh không khoan nhượng với Nga và Trung Quốc, đưa ra hệ thống Petrodollars hòng thao túng toàn bộ?
Đến lượt Facebook, nó đã thay thế Standard Oil để trở thành “cái gai” trong hệ thống quyền lực chính trị Mỹ. Và một lần nữa các nhà lập pháp Mỹ đứng trước lựa chọn nên xử sự thế nào cho hợp lý.
Facebook có thể bị chia nhỏ, hoặc bị siết chặt kiểm soát dữ liệu. Tuy nhiên, cả hai cách làm này đều tác động thô bạo đến nền dân chủ xã hội và dân chủ kinh tế.
Không ai chắc chắn rằng, dữ liệu dân cư khổng lồ nằm trong tay các chính phủ sẽ an toàn hơn doanh nghiệp!? Nếu là an toàn hơn tại sao Trung Quốc bị nhiều nước lên án vì có dấu hiệu theo dõi, thu thập dữ liệu dân cư trên khắp thế giới? Để làm gì? Ít ai biết cho đến khi có hệ quả.
Nếu buộc các doanh nghiệp chia nhỏ quy mô là vi phạm quy luật kinh tế. Giả sử có thể bị chia nhỏ thì thông qua con đường cạnh tranh, mua bán, sáp nhập sau mỗi cuộc khủng hoảng kinh tế rồi mọi chuyện lại trở về như cũ.
Thực ra, Facebook có cơ đồ như hôm nay là nhờ làn sóng cạnh tranh đi kèm với sáng tạo khiến Yahoo phá sản, nhiều startup công nghệ non trẻ buộc phải sáp nhập hoặc bán mình để tồn tại. Điều này là bất di bất dịch trong kinh tế thị trường.
Nói một cách tổng quan, sự phá sản hoặc sự lớn lên khổng lồ của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường là điều tất yếu không phụ thuộc vào ý chí của người cầm quyền.
Đặc biệt trong nền kinh tế tư bản, đặc trưng bởi khủng hoảng kinh tế mang tính chu kỳ và chu kỳ khủng hoảng ngày càng rút ngắn càng khiến doanh nghiệp dễ phá sản nhưng cũng dễ dàng xuất hiện những doanh nghiệp được gọi là “đế chế”.
Kể từ thế chiến I, phương Tây xuất hiện “đầu sỏ công nghiệp vũ khí” thao túng thế giới, đến hết thế chiến thứ II, thế lực mới thay thế là “đầu sỏ tài chính, ngân hàng”, ngày nay là “đầu sỏ dữ liệu”. Tùy theo đặc điểm thời đại để mỗi lĩnh vực lên ngôi.
Thực chất trong câu chuyện giữa mạng xã hội và các chính phủ chưa hẳn là sự kết thúc của chủ nghĩa tân tự do mà là màn đấu đá tranh giành quyền kiểm soát dữ liệu giữa nhà nước và doanh nghiệp, giữa công và tư.
Nhưng vì sao nó lại xảy ra với lĩnh vực công nghệ thông tin? Vì ngày nay thông tin là chất liệu tạo ra trí tuệ nhân tạo (AI) cuộc cách mạng 4.0 đang từng bước xác lập ngôi vị thống trị nền kinh tế toàn cầu. Ai nắm thông tin, kẻ đó có sức mạnh.
Còn tiếp…
Có thể bạn quan tâm
Mạng xã hội và bài toán của “chủ nghĩa tân tự do” (Bài 1)
06:00, 18/01/2021
TÂM ĐIỂM TUẦN TỪ 11-17/1: Facebook và cận cảnh AI thống trị nhân loại
05:00, 17/01/2021
Facebook và cận cảnh AI thống trị nhân loại
06:00, 11/01/2021
Bạo động nước Mỹ: Facebook, Twitter cũng góp phần?
05:00, 08/01/2021
Tuyên bố chiến tranh với Apple, Facebook đặt chân lên con đường diệt vong của chính mình
11:47, 29/12/2020
Các nhãn hàng lớn lại “quay về” với Facebook
05:08, 23/12/2020
Facebook - Apple choảng nhau, người dùng đứng giữa có no đòn?
14:55, 22/12/2020
Tại sao Apple và Facebook “gây hấn nhau”?
11:00, 22/12/2020
Khi Facebook nhái bạn, nghĩa là bạn rất thành công
14:54, 21/12/2020
Facebook trước nguy cơ bị “xé lẻ”
04:00, 20/12/2020