Vì sao Jack Ma thất sủng?

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 06/03/2021 06:00

Jack Ma không còn được ân sủng bởi vì đế chế kinh tế của ông ta bây giờ là mối nguy cho chính quyền.

Jack Ma thất sủng là chuyện đương nhiên xảy ra!

Jack Ma thất sủng là chuyện đương nhiên xảy ra!

Trong buổi thuyết trình trước thời điểm thực hiện thương vụ IPO siêu khủng trị giá 35 tỷ USD đối với tập đoàn Ant, Jack Ma đã dành hơn 20 phút để nói về sự lạc hậu trong điều hành nền kinh tế của chính quyền đã bóp nghẹt sự phát triển của doanh nghiệp.

Cá tính của Ma đã hại ông, hoặc đã đến lúc Trung Quốc ra tay với các tập đoàn lớn, Ant Group sau đó bị chặn IPO, khiến tổng tài sản của Alibaba mất 140 tỷ USD, tương đương 17%, không lâu sau Jack Ma mất ngôi vị người giàu nhất Trung Quốc.

Những tưởng với quyền lực kinh tế nắm trong tay, tỷ phú Jack Ma - nhà sáng lập hai siêu doanh nghiệp Alibaba và Ant sẽ trở nên bất khả xâm phạm. Tuy nhiên, gần đây Jack liên tục dính rắc rối bởi chính quyền.

Những động thái của nhà cầm quyền Trung Quốc đối với đại doanh nghiệp này cho thấy rất nhiều điều và sự phát triển quá nhanh của Alibaba cũng như kinh tế tư nhân thực sự là mối lo cho Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vậy, mối lo đó là gì?

Một trong những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội là vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, thông qua kinh tế nhà nước để điều tiết, kiểm soát tất cả các lĩnh vực khác trong xã hội, như tổ chức sản xuất, tổ chức phân phối hàng hóa và sở hữu tư liệu sản xuất.

Có kinh tế nhà nước trong tay sẽ củng cố vị thế thống trị cho chính đảng cầm quyền. Bởi suy đến cùng, kinh tế quyết định chính trị. Mặc dù kinh tế nhà nước kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ hàng loạt vẫn được duy trì, như những đứa “con cưng” của chế độ.

Thực tiễn này đang diễn ra rất rõ ở Trung Quốc, trong khi hàng loạt doanh nghiệp nhà nước đua nhau vỡ nợ thì kinh tế tư nhân phất lên nhanh chóng. Điều này gián tiếp giải thích vì sao Bắc Kinh dần dần siết chặt kinh tế tư nhân, bắt đầu từ các tập đoàn lớn.

Về lý luận, mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội là xây dựng xã hội đại đồng, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, xóa bỏ chế độ bóc lột kiểu tư bản nên phải thực hiện “công hữu hóa tư liệu sản xuất”. Bởi theo Marx, tư hữu hóa tư liệu sản xuất là nguồn gốc sinh ra bất bình đẳng xã hội. Ai nắm tư liệu sản xuất người đó là ông chủ.

Trung Quốc muốn bảo vệ hệ thống kinh tế nhà nước làm công cụ điều tiết

Trung Quốc muốn bảo vệ hệ thống kinh tế nhà nước làm công cụ điều tiết

Về cơ bản, tất cả các nền kinh tế hiện nay đều vận hành dựa trên cả hai lý thuyết “bàn tay vô hình và bàn tay hữu hình”. Nhưng trong các nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa thường nghiêng về thuyết “bàn tay hữu hình”.

Tức là, nhấn mạnh sự can thiệp và điều tiết thị trường của Nhà nước thông qua các cơ chế, chính sách và công cụ điều hành kinh tế vĩ mô, như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách ngoại thương, chính sách thu nhập.

Như đã phân tích, muốn “gọi dạ bảo vâng” nhà nước phải có quyền lực kinh tế thông qua hệ thống doanh nghiệp mà nhà nước có phần vốn đủ để giữ vị trí lãnh đạo, điều hành.

Ví dụ, muốn giảm giá thịt lợn, phải làm sao? Thực tiễn đã chứng minh, điều tiết giá cả thị trường không thể thực hiện bằng mệnh lệnh hành chính, mà phải bằng công cụ kinh tế. Chí ít nhà nước phải tuồn ra thị trường một lượng hàng hóa vừa đủ để tăng nguồn “cung”, qua đó giảm nhiệt “cầu” và hạ giá, đây là nguyên tắc bất di bất dịch trong kinh tế.

Có thể thấy, khối kinh tế tư nhân thường vận hành đúng với các quy luật kinh tế, còn kinh tế nhà nước có lúc, có nơi vận hành theo ý chí chính trị của nhà cầm quyền. Đó là hai con đường xung khắc nhau.

Vậy nên nhiều khi có sự bất công giữa hai khu vực kinh tế về quyền thụ hưởng cơ chế, chính sách, quyền tiếp cận các nguồn lực như vốn, đất đai, tài nguyên thiên nhiên.

Vì sao lâu nay Trung Quốc không đả động gì đến Jack Ma? Vì sự phát triển của Alibaba, Ant chưa đạt đến mức độ gây nguy hiểm cho chính quyền, và các tập đoàn này giúp tăng vị thế của Bắc Kinh trên trường quốc tế. Nhưng lúc này Bắc Kinh cảm nhận được mối lo nếu như để Jack Ma “coi trời bằng vung”.

Không riêng gì các nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa, kể cả các nền kinh tế tư bản vẫn thấy lo lắng khi xuất hiện những đế chế kinh tế bất tuân mệnh lệnh nhà nước. Việc Mỹ “đặt vấn đề” với Facebook, Google, Youtobe cũng y hệt vậy.

Hiện nay, có hiện tượng tiếm quyền từ khối doanh nghiệp tư nhân trên phạm vi toàn cầu, một số nơi đã xảy ra xung đột gay gắt giữa quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế.

Cuộc chiến này không ai thua, chẳng ai thắng. Kết quả cuối cùng sẽ làm sâu sắc thêm bản chất đan xen, hỗ trợ, tương ứng nhau giữa kinh tế và chính trị. Cụ thể, sẽ có màn thỏa hiệp, sở hữu chéo để doanh nghiệp đảm bảo lợi nhuận và nhà nước đảm bảo quyền hành. Bởi suy đến cùng hai thực thể này không thể sống thiếu nhau.

Có thể bạn quan tâm

  • Ant Group tái cấu trúc và nỗi buồn của Jack Ma!

    Ant Group tái cấu trúc và nỗi buồn của Jack Ma!

    05:10, 05/02/2021

  • Bài học lớn với Jack Ma

    Bài học lớn với Jack Ma

    03:00, 01/02/2021

  • Cổ phiếu Alibaba và bước thử vị thế Jack Ma

    Cổ phiếu Alibaba và bước thử vị thế Jack Ma

    05:30, 22/01/2021

  • Tỷ phú Jack Ma xuất hiện trở lại sau nhiều tuần “mất tích”

    Tỷ phú Jack Ma xuất hiện trở lại sau nhiều tuần “mất tích”

    14:36, 20/01/2021

  • Cuộc khủng hoảng sinh tồn của Jack Ma

    Cuộc khủng hoảng sinh tồn của Jack Ma

    03:00, 18/01/2021

  • Jack Ma đang

    Jack Ma đang "ẩn mình" ở đâu?

    01:10, 07/01/2021

  • Bản tin 60s ngày 05/01: Bí ẩn xung quanh việc tỉ phú Jack Ma

    Bản tin 60s ngày 05/01: Bí ẩn xung quanh việc tỉ phú Jack Ma "biến mất"

    11:16, 05/01/2021

  • Hào quang vụt tắt với Jack Ma?

    Hào quang vụt tắt với Jack Ma?

    11:00, 04/01/2021

  • "Bí quyết vàng" giúp Jack Ma gây dựng đế chế tỷ đô

    03:00, 22/12/2020

TRƯƠNG KHẮC TRÀ