Trung Quốc và ngoại giao “bàn tay sắt bọc nhung”

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 04/04/2021 06:54

Trung Quốc nhận thấy cơ hội vượt Mỹ trong bối cảnh này nên họ lập tức phát động “ngoại giao chiến lang”.

Trung Quốc đang thị uy sức mạnh

Trung Quốc đang thị uy sức mạnh

Sau những biến động quốc tế trong năm 2020, từ dịch bệnh COVID-19 đến chuyển giao quyền lực ở nước Mỹ và khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trung Quốc đã thay đổi, họ không còn là chính mình.

Nói cách khác, tham vọng bá quyền, muốn tái tập trật tự thế giới mới đã được Bắc Kinh rốt ráo thực hiện. Trên mặt trận ngoại giao, nước này không còn đóng vai “nhà nho điềm đạm, trung dung, uyên bác”.

Thay vào đó, Trung Quốc cố gắng thị uy sức mạnh quyền lực, không ngần ngại tỏ rõ ý định xây dựng liên minh quốc tế mới, trực tiếp đề xuất giải quyết các vấn đề toàn cầu, đáp trả cú một trước những hành động được cho là gây ảnh hưởng đến lợi ích của họ.

Một là, sự suy yếu của nước Mỹ, hơn 1 thế kỷ vô đối, Mỹ bắt đầu bộc lộ nhiều điểm yếu trong các thiết chế chính trị - xã hội, điển hình là cuộc bầu cử Tổng thống cuối năm 2020 - nơi mà các giá trị dân chủ, niềm tự hào mang tên “giá trị Mỹ” bị lung lay.

Hai là, suy yếu về kinh tế, dịch bệnh COVID-19 cho thấy Mỹ và phần còn lại phụ thuộc vào Trung Quốc nhiều như thế nào. Chính vì các giá trị dân chủ Mỹ, xã hội Mỹ và con người Mỹ là rào cản để có thể đẩy lùi dịch bệnh như cách mà Trung Quốc có thể làm.

Rõ ràng, bắt buộc giãn cách xã hội, siết chặt quản lý công dân là phương pháp chống dịch hữu hiệu hơn so với việc phải tôn trọng quyền cá nhân, áp lực buộc kinh tế phát triển, giảm thất nghiệp như ở các nước phương Tây.

Ví dụ, D. Trump hay J. Biden có thể trở thành tội đồ trước cáo buộc của đảng đối lập nếu như để xảy ra sơ sót, nhưng ông Tập thì không - kể cả khi khiến tình hình trở nên tồi tệ, bởi Trung Quốc có hệ thống truyền thông thân cận khổng lồ “rót mật” vào tai dân chúng.

Kết quả là ở châu Âu, Mỹ dịch bệnh lây lan nhanh hơn, khó kiểm soát hơn, hình ảnh Tổng thống dễ dàng bị đạp đổ. Trong khi Trung Quốc đẩy lùi được dịch bệnh, kinh tế khởi sắc thì phương Tây còn vật lộn với làn sóng thứ 3, thứ 4 và có thể là thứ 5, thứ 6,…

Trung Quốc nhận thấy cơ hội vượt Mỹ trong bối cảnh này, nên họ lập tức phát động “ngoại giao chiến lang”, thể hiện sự tự tin của các nhà ngoại giao Bắc Kinh trước Mỹ tại hội đàm Alaska.

Ông Vương Nghị đang cố gắng thể hiện hình ảnh một Trung Quốc mới

Ông Vương Nghị đang cố gắng thể hiện hình ảnh một Trung Quốc mới

Trên hết, người Trung Quốc muốn tất cả công nhận họ là cường quốc, muốn được cầm trịch trong tất cả các vấn đề toàn cầu. Trung Quốc tả xung hữu đột với nhiều cường quốc có hơi hướng thân Mỹ.

Ngày 26/3, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố trừng phạt các tổ chức và cá nhân của Anh vì “dối trá và tung tin giả” về tình hình nội bộ Trung Quốc. Ngay sau đó, Tổng lãnh sự Li Yang tại Brazil viết trên Twitter “Canada là cún chạy theo Mỹ”.

Trung Quốc bây giờ đã mang tính cách nước lớn, nhưng họ khác Mỹ ở chỗ sẵn sàng đàm phán, hợp tác, đối thoại và quản lý xung đột với đối thủ. Tuy nhiên, sẵn sàng "dương oai giễu võ" nếu cảm thấy không hài lòng. Nó giống như “bàn tay sắt bọc nhung”.

Với các nước láng giềng, các quốc gia nhỏ, yếu Trung Quốc luôn ghé thăm với hình ảnh đạo mạo, mềm dẻo, đôi khi là sự vỗ về dịu ngọt, không gì ngoài những hứa hẹn đầu tư với số vốn khổng lồ rất tương thích với mong muốn của nhiều chính phủ đang cần tiền xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất.

Nhưng nếu cần, Trung Quốc cũng có thể thay đổi thái độ ngay lập tức. Làm sao để các nước có tranh chấp “ngậm bồ hòn làm ngọt” trước Trung Quốc?

Trung Quốc càng phô diễn, mâu thuẫn càng gay gắt với Mỹ và đồng minh, có thể phải cần đến cuộc chiến cơ bắp để phân định thứ hạng cuối cùng!

Có thể bạn quan tâm

  • Trung Quốc tiếp tục “khiêu khích” ở Biển Đông

    Trung Quốc tiếp tục “khiêu khích” ở Biển Đông

    04:00, 01/04/2021

  • Chiến lược “thế chỗ” của Trung Quốc ở Trung Đông

    Chiến lược “thế chỗ” của Trung Quốc ở Trung Đông

    06:15, 31/03/2021

  • Ẩn họa khi Trung Quốc gỡ “bom nợ”

    Ẩn họa khi Trung Quốc gỡ “bom nợ”

    05:03, 27/03/2021

  • Mịt mờ tương lai thỏa thuận đầu tư EU - Trung Quốc

    Mịt mờ tương lai thỏa thuận đầu tư EU - Trung Quốc

    05:30, 25/03/2021

  • Căng thẳng EU - Trung Quốc bất ngờ leo thang

    Căng thẳng EU - Trung Quốc bất ngờ leo thang

    05:35, 24/03/2021

  • Trung Quốc

    Trung Quốc "chi bạo" để đối đầu Mỹ trong sản xuất chip

    12:48, 19/03/2021

  • Trung Quốc tham vọng định hình trật tự mới cho thế giới

    Trung Quốc tham vọng định hình trật tự mới cho thế giới

    11:00, 19/03/2021

  • NATO có kiềm chế được Trung Quốc?

    NATO có kiềm chế được Trung Quốc?

    06:00, 19/03/2021

TRƯƠNG KHẮC TRÀ