Vì sao Đài Loan xin gia nhập CPTPP?
Có lẽ, Trung Quốc chưa bao giờ tiên lượng việc Đài Loan nộp đơn gia nhập CPTPP!
Chưa đến 10 ngày sau khi Trung Quốc nộp đơn xin gia nhập Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Đài Loan đột ngột ngỏ ý muốn trở thành thành viên của khối này!
Ông John Deng, trưởng đoàn đàm phán của Đài Loan giải thích rằng, “sẽ có rủi ro nếu như Trung Quốc gia nhập CPTPP trước chúng tôi”. Đây là diễn biến rất bất ngờ có liên quan mật thiết đến mối quan hệ Trung - Đài, Mỹ - Trung và Mỹ - Đài.
Thứ nhất, nếu Bắc Kinh gia nhập CPTPP trước, Đài Loan hầu như không “có cửa” vì nguyên tắc một khi kết nạp thành viên mới phải nhận được sự đồng ý của các thành viên còn lại.
Nếu là thành viên CPTPP, Trung Quốc không bao giờ biểu quyết cho Đài Loan tham gia, bởi nếu như vậy chẳng khác nào thừa nhận Đài Loan là một chính thể riêng biệt, một quốc gia độc lập, có tư cách pháp nhân trên trường quốc tế.
Thứ hai, Trung Quốc cũng không bao giờ chấp nhận cùng với Đài Loan trở thành thành viên ngang hàng trong các tổ chức quốc tế. Vì quan điểm nhất quán của Trung Quốc là hòn đảo này không thể tách rời đại lục.
Trung Quốc đã nổi giận lôi đình khi Mỹ “bật đèn xanh” cho Đài Loan gia nhập Liên Hợp Quốc. Họ cáo buộc: “Đây là can thiệp quá mức tới vấn đề nội bộ của Trung Quốc và ảnh hưởng sâu sắc tới tinh thần của 1,4 tỉ người Trung Quốc”.
Thứ ba, hai lá đơn xin gia nhập liên tiếp đặt ra “bài toán khó” cho CPTPP, chưa có phản hồi chính thức nào từ tổ chức này. Liệu rằng, có một tính toán chiến lược nào đó nhằm “ngáng đường” Trung Quốc?
Nếu gật đầu với Đài Loan, CPTPP sẽ mâu thuẫn cực độ với Trung Quốc, kịch bản này rất khó xảy ra vì một số thành viên ở khu vực Đông Nam Á không muốn làm phật lòng quốc gia đông dân nhất thế giới.
Ngược lại, từ chối Đài Loan không phải là việc khó khăn, nhưng hệ quả kéo theo là làm chậm quá trình gia nhập của Trung Quốc. Nghĩa là CPTPP không có Mỹ thì cũng không có đối trọng của Mỹ trong đó!
Cuối cùng, những nền kinh tế lớn nhất trong CPTPP hiện nay đều thân thiết với Mỹ, đồng thời mâu thuẫn sâu sắc với Trung Quốc, đơn cử như Australia, Canada, Nhật Bản,… các nước này hoàn toàn có thể dùng quyền “biểu quyết” để làm khó Bắc Kinh.
Có thể bạn quan tâm
Xuất siêu hàng hóa sang thị trường CPTPP giảm gần 76%
15:38, 21/09/2021
Trung Quốc chính thức nộp đơn gia nhập CPTPP
11:00, 17/09/2021
Peru phê chuẩn CPTPP và cơ hội xuất khẩu của Việt Nam
11:00, 20/07/2021
Vì sao xuất khẩu vào châu Mỹ chưa đạt kỳ vọng dù có CPTPP?
04:00, 28/04/2021
Vì sao doanh nghiệp “lắc đầu” với hạn ngạch thuế quan nhập ô tô cũ theo CPTPP?
11:01, 16/04/2021
"CPTPP mở ra chân trời mới cho doanh nghiệp Việt"
10:30, 13/04/2021
Doanh nghiệp cần làm gì để tận dụng lợi ích từ CPTPP?
05:50, 11/04/2021