Bộ tứ Trung Đông: Trò chơi mới của Mỹ

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 24/10/2021 05:32

Bộ tứ Mỹ, Ấn, Israel và UAE là sáng kiến gấp rút, đóng vai trò như giải pháp đối trọng với Bắc Kinh.

Ngoại trưởng các nước Mỹ, Ấn, Israel, UAE họp trực tuyến ngày 18/10

Ngoại trưởng các nước Mỹ, Ấn, Israel, UAE họp trực tuyến ngày 18/10

Ngoại trưởng các nước Mỹ, Ấn Độ, Israel, UAE đã có cuộc hội đàm trực tuyến thảo luận về các biện pháp thúc đẩy hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực tăng trưởng kinh tế và các vấn đề toàn cầu.

Đây là màn kết hợp ít người nghĩ đến và tưởng chừng người Mỹ sẽ cố quên nỗi buồn Trung Đông để tập trung cho mặt trận mới tại châu Á - Thái Bình Dương và cũng bởi, Ấn Độ xưa nay vốn trầm lặng đậm đặc chất “thiền” trong các vấn đề toàn cầu, nhạy cảm.

Israel thì khỏi bàn, họ là một cực dị biệt tồn tại trong lòng thế giới Hồi giáo, chưa bao giờ yên ả trong các mối quan hệ láng giềng gần. Người Do thái cần Mỹ và luôn như vậy, Washington cũng muốn ve vãn Tel Aviv như một cứ điểm tai mắt ở Trung Đông.

Về phần mình, UAE là cường quốc trong vùng, có mối quan hệ tốt đẹp với lân bang, đồng thời họ vẫn ưu tiên quan hệ chặt chẽ với Mỹ để đảm bảo an ninh kinh tế năng lượng.

Xem ra, liên minh bộ tứ này là điều viễn tưởng bởi 4 quốc gia là 4 nền kinh tế khác nhau, 4 sắc tộc, tôn giáo khác nhau và thể chế chính trị, địa lý không hề tương đồng nhau.

Sự kết hợp này - có chăng chỉ là sức ép từ Trung Quốc sau khi nước này nhanh chân lấp khoảng trống Mỹ để lại ở Afghanistan. Rõ ràng, cả 4 quốc gia nói trên đều có lý do để ái ngại tương lai “mô hình Taliban” được nhân rộng.

Sự thật là nước Mỹ nói chung và tất cả các Tổng thống Mỹ nói riêng không thể cắt đứt can dự vào Trung Đông. Có ba lý do:

Lý do lớn nhất hình thành liên minh là Trung Quốc

Lý do lớn nhất hình thành liên minh là Trung Quốc

Thứ nhất, Mỹ cần kiểm soát các nước xuất khẩu dầu mỏ ở Trung Đông để bảo vệ thành trì “petrodollars”, tức là không nước nào được phép giao dịch dầu mỏ bằng đồng tiền khác ngoài USD. Nga, Trung Quốc và Iran đang công khai thách thức hệ thống này.

Thứ hai, có mặt ở Trung Đông và tiếp tục “tái thiết hòa bình” là cách để người Mỹ giữ uy tín và danh dự trước cộng đồng quốc tế, trấn an các quốc gia ở châu Á-Thái Bình Dương, rằng Washington đủ tin cậy để hợp tác lâu dài.

Thứ ba, có lẽ Nhà trắng không ngờ Bắc Kinh đã chuẩn bị sẵn kế hoạch “thế chân Mỹ” một cách bài bản như vậy. Sự xuất hiện quá mạnh của Trung Quốc cũng là lý do khiến Mỹ không thể ngó lơ.        

Cả Trung Đông sợ Taliban, người Ấn trầm tĩnh lại càng đề phòng lực lượng này có thể kết hợp với các tổ chức Hồi giáo ở Pakistan, Nepal và ngay trong lòng Ấn Độ để xây dựng các lực lượng li khai.

Xét về khía cạnh kinh tế, công nghệ 4 nước này là sự lựa chọn tốt nhất hiện nay, Mỹ, Israel có tiềm lực công nghệ, UAE mạnh năng lượng và tài chính, Ấn Độ có tiềm năng trở thành công xưởng toàn cầu chỉ sau Trung Quốc. Bộ tứ Mỹ, Ấn, Israel và UAE là sáng kiến gấp rút, đóng vai trò như giải pháp đối trọng với Bắc Kinh.

Như vậy, dù mới manh nha, song màn hợp tác này là minh chứng cho thời kỳ “đa phương hóa hẹp” đang thịnh hành, đó cũng là kết quả tất yếu khi đa phương toàn diện đang mắc lỗi hệ thống.

Có thể bạn quan tâm

  • "Cơn ác mộng" Afghanistan của ông Biden trước thềm bầu cử giữa nhiệm kỳ 2022

    12:08, 03/09/2021

  • Khủng bố ở Afghanistan: Ai ngáng đường Mỹ?

    Khủng bố ở Afghanistan: Ai ngáng đường Mỹ?

    08:51, 27/08/2021

  • Cuộc chiến Afghanistan biến một công ty khởi nghiệp quân sự của Mỹ thành 'Kỳ lân'

    Cuộc chiến Afghanistan biến một công ty khởi nghiệp quân sự của Mỹ thành 'Kỳ lân'

    05:25, 26/08/2021

  • Lo ngại chủ nghĩa khủng bố trỗi dậy tại Afghanistan

    Lo ngại chủ nghĩa khủng bố trỗi dậy tại Afghanistan

    04:00, 19/08/2021

  • "Cuộc chơi mới" ở Trung Đông sau khi Mỹ rút lui

    06:00, 23/08/2021

  • Adnan Khashoggi – “Gatsby vĩ đại của Trung Đông”!

    Adnan Khashoggi – “Gatsby vĩ đại của Trung Đông”!

    04:00, 07/08/2021

TRƯƠNG KHẮC TRÀ