Doanh nghiệp Trung Quốc và những "đôi chân compa"

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 26/10/2021 05:30

Ông Tập Cận Bình đang quét hết những "đôi chân compa" bước song hành trên mặt trận kinh tế lẫn chính trị.

Ông Nhậm Chí Cường, biệt danh

Ông Nhậm Chí Cường, biệt danh "Nhậm Đại Pháo" nổi tiếng trên mạng xã hội Trung Quốc

Từ cuối năm 2020 đến nay, Trung Quốc mở cuộc thanh trừng hàng loạt doanh nghiệp khổng lồ, từ các “ông lớn” tư nhân Alibaba, Tencent, Ant,  HNA, Evergrande đến đại tập đoàn quản lý vốn nhà nước Huarong. Nhiều ông lớn từng làm mưa làm gió khác cũng đã lâm vào khó khăn như tập đoàn bất động sản Wanda, tập đoàn bảo hiểm Anbang hay tập đoàn đầu tư Fosun.

Kéo theo sự ra đi của hàng loạt nhân vật đình đám - là kết quả phối trộn giữa đặc trưng kinh tế và điển hình chính trị như Lại Tiểu Dân, Chủ tịch Huarong; Nhậm Chí Cường, Chủ tịch tập đoàn bất động sản Hoa Viễn, biệt danh “Nhậm Đại Pháo”; Trần Phong, CEO tập đoàn đa ngành HNA.

Những nhân vật này đều có lý lịch đặc biệt, cùng xuất thân trong gia đình quan chức cấp cao, hầu hết là đảng viên cộng sản kỳ cựu, từng làm việc trong hệ thống chính quyền.

Có thể nói rằng, phần lớn các tập đoàn kinh tế hùng mạnh nhất Trung Quốc đều chọn vị trí tồn tại giữa lằn ranh công và tư. Có bóng dáng quyền lực chính trị suốt quá trình phát triển và được gán mác tư nhân để giao dịch trên thị trường quốc tế. Vì vậy, khó có thể nói rằng, kinh tế tư nhân Trung Quốc không dính dáng gì đến quyền lực chính trị!

Tại biên giới công - tư đã có những “đôi chân compa” cùng bước, một mặt sử dụng quyền lực chính trị để kinh doanh, mặt khác dùng kinh tế tư nhân làm bình phong để né tránh các quy định của đảng.

Nhậm Chí Cường ngã ngựa vì mang tội “chỉ trích chính phủ Trung Quốc” và những phát ngôn thẳng thắn không ngại va chạm, lý do y hệt như Jack Ma. Lại Tiểu Dân bị quy án 18 năm tù vì “siêu tham nhũng” 100 căn nhà và hàng tỷ Nhân dân tệ. Trần Phong bị bắt vì “buộc tội chống đảng” và “tội phạm kinh tế”,…

CEO Huarong được truyền thông Trung Quốc gọi là

CEO Huarong được truyền thông Trung Quốc gọi là "đệ nhất quan tham"

Như vậy cái chết của những tập đoàn này đều có yếu tố chính trị. Những tỷ phú trên vốn là những nhân vật có mối quan hệ thân cận với chính quyền nên không thể nói rằng, “công việc làm ăn” đồ sộ của họ hoàn toàn im ắng.

Vậy, vì sao đến lúc này cơ quan chức năng mới quyết định thanh trừng? Đằng sau nhiệm vụ “đả hổ, diệt ruồi, săn cáo” là gì?

Năm 2012, chỉ vài ngày sau khi lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình mở phiên họp Bộ Chính trị mang tên “học tập tập thể”. Ngay tại thời điểm đó ở Trung Quốc giới trung lưu đang nổi lên đông đảo, quan chức tha hóa biến chất có ở mọi cấp độ.

Mẻ lưới đầu tiên được cất, các nhân vật tai to mặt lớn như Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu bị xử lý gây chấn động dư luận Trung Quốc.

Ông Tập nhiều lần nhắc lại sự sụp đổ của Liên Xô với thái độ cảnh giác, phương pháp tiếp cận của đương kim Chủ tịch Trung Quốc cũng khác trước - không chỉ cải tổ chính trị, thanh lọc bộ máy, ông còn đi xa hơn, đánh vào các doanh nghiệp - với tư cách là gốc rễ quyền lực của nhóm lợi ích.

Công cuộc “đả hổ diệt ruồi săn cáo” đã điều tra hơn 200 quan chức từ cấp tỉnh trở lên, 75% trong số đó đã ra tòa, trong nhiệm kỳ đầu nắm quyền của ông Tập Cận Bình trung bình mỗi năm có 12.000 “hồ sơ quan chức” được chuyển sang cơ quan Tư pháp.

Như vậy, cái chết của hàng loạt doanh nghiệp lớn có liên quan trực tiếp đến “công việc chính trị” của Bắc Kinh. Tăng cường kiểm soát xã hội, đặc biệt là nhóm người giàu ngày càng có biểu hiện ngược lại với tôn chỉ, mục đích của đảng.

Trên tất cả Trung Quốc đang tổ chức cuộc cải cách quy mô lớn từ chính trị - kinh tế, văn hóa - xã hội, nhưng rất âm thầm, người ta chỉ biết đến nó thông qua các hiện tượng diễn ra bề nổi.

Có thể bạn quan tâm

  • “Bom nợ” doanh nghiệp Trung Quốc phát nổ

    “Bom nợ” doanh nghiệp Trung Quốc phát nổ

    09:31, 23/07/2021

  • Doanh nghiệp Trung Quốc gấp rút IPO ở Mỹ trước những hạn chế mới

    Doanh nghiệp Trung Quốc gấp rút IPO ở Mỹ trước những hạn chế mới

    06:30, 11/08/2020

  • Có một sự “nản lòng” từ các doanh nghiệp Trung Quốc!

    Có một sự “nản lòng” từ các doanh nghiệp Trung Quốc!

    05:00, 28/07/2020

  • Mỹ ép doanh nghiệp Trung Quốc trên sàn chứng khoán

    Mỹ ép doanh nghiệp Trung Quốc trên sàn chứng khoán

    11:30, 30/09/2019

  • Làn sóng vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp Trung Quốc

    Làn sóng vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp Trung Quốc

    11:00, 16/09/2019

  • Vì sao Mỹ “tiền hậu bất nhất” về Trung Quốc?

    Vì sao Mỹ “tiền hậu bất nhất” về Trung Quốc?

    11:00, 21/10/2021

  • Trung Quốc tăng cường giám sát hệ thống ngân hàng sau

    Trung Quốc tăng cường giám sát hệ thống ngân hàng sau "cú sốc" Evergrande

    04:30, 20/10/2021

TRƯƠNG KHẮC TRÀ