Nhà Trắng đang cân nhắc việc hủy niêm yết của các công ty Trung Quốc trên sàn chứng khoán Mỹ.
Từ năm ngoái, hàng trăm mã chứng khoán của các công ty Trung Quốc đã được thêm vào chỉ số MSCI do Mỹ quản lý. Nhưng mới đây Washington đang tìm cách để hạn chế các công ty Trung Quốc nằm trong rổ chứng khoán này.
Trước đó, vào tháng 6, một nhóm các nhà lập pháp Washington đã đề xuất dự luật buộc các công ty Trung Quốc niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ phải tuân theo sự giám sát của cơ quan quản lý, trong đó cần cung cấp quyền truy cập kiểm toán hoặc là hủy bỏ niêm yết.
Có thể bạn quan tâm
11:00, 28/09/2019
11:30, 21/09/2019
10:16, 16/09/2019
06:45, 16/09/2019
06:00, 16/09/2019
Các cơ quan chức năng Trung Quốc luôn tỏ ra không hợp tác khi để các công ty kiểm toán nước ngoài kiểm tra các công ty kiểm toán trong nước với lý do lo ngại an ninh quốc gia. Do vậy, biện pháp này nhằm mục đích hạn chế sự "che chắn" của Bắc Kinh cho các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ trong việc tuân thủ luật pháp và quy định về minh bạch tài chính và trách nhiệm giải trình.
Hiện tại, vẫn chưa có quyết định cụ thể nào được đưa ra và Nhà Trắng hiện từ chối bình luận về vấn đề này, nhưng cổ phiếu của các công ty Trung Quốc, như Tập đoàn Alibaba, JD.com, Pinduoduo, Baidu, Vipshop Holdings, Baozun và IQIYI đồng loạt giảm từ 2% đến 4%.
Việc hủy niêm yết các công ty Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến hàng tỷ USD đầu tư neo vào các chỉ số lớn. Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng đang áp dụng nhiều biện pháp giúp khối ngoại tăng tiếp cận thị trường nước này.
Theo Zach Pandl, giám đốc chiến lược tỷ giá và các thị trường mới nổi tại Goldman Sachs Group cho rằng, tin tức này đã mở ra mặt trận mới trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc và việc này sẽ gây sức ép lên nhân dân tệ cũng như tiền tệ các nước xung quanh.
"Đây không còn là vấn đề nhỏ. Mà là rất lớn. Chúng ta phải chịu gánh nặng thuế đè lên nền kinh tế, tăng trưởng toàn cầu bị tác động khi dòng chảy thương mại gián đoạn, rồi đến nguy cơ Trung Quốc nổi đóa lên và dọa dẫm bán trái phiếu chính phủ Mỹ. Sẽ có nhiều hậu quả hơn là tác động tích cực nếu việc này được quyết định", chuyên gia Goldman Sachs nhấn mạnh,
Đồng quan điểm, Ed Moya, nhà phân tích thị trường tại Oanda cho rằng: "Việc hạn chế các quỹ hưu trí Mỹ tiếp cận thị trường Trung Quốc sẽ khiến danh mục đầu tư biến động cực kỳ lớn, gây ra thảm họa cho ngành công nghệ". Ông cũng cảnh báo cuộc đàm phán tháng tới "rất dễ thất bại".
Việc mở cửa giữa các thị trường với nhau thực sự quan trọng, đặc biệt khi Trung Quốc có thể trở thành nơi tiêu dùng lớn nhất trong nửa đầu thế kỷ này và thực ra Mỹ - Trung đã đàm phán về các hiệp định đầu tư song phương trong 10 năm với mục đích mở cửa thị trường của Trung Quốc đối với Mỹ và ngược lại.
Trung Quốc đã đồng thuận với yêu cầu xóa bỏ rào cản đối với các tổ chức tài chính nước ngoài và nới rộng cửa thị trường nội địa cho các nhà đầu tư nước ngoài. Việc đặt rào cản với các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ vấp phải làn sóng phản kháng.
Mặc dù vậy, sàn chứng khoán Nasdaq khẳng định, một trong các đặc tính quan trọng của thị trường vốn Mỹ là công bằng, không phân biệt đối xử với các công ty đủ tiêu chuẩn. Tất cả sàn chứng khoán Mỹ đều phải tuân thủ điều này để tạo ra thị trường sôi động, cung cấp các cơ hội đa dạng cho nhà đầu tư trong nước.
Có thể thấy rằng, việc này sẽ kéo lui triển vọng hai bên đạt được thỏa thuận thương mại và khiến mối quan hệ kinh tế vốn đã mâu thuẫn giữa Bắc Kinh và Washington thêm phần rối loạn.