“Bom nợ” doanh nghiệp Trung Quốc phát nổ

Diendandoanhnghiep.vn Trong 6 tháng đầu năm nay, vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp tại Trung Quốc đã lên tới mức cao kỷ lục 18 tỷ USD.

Đáng chú ý, ngày càng nhiều doanh nghiệp nhà nước (DNNN) Trung Quốc bị vỡ nợ trái phiếu.

 Giá trị trái phiếu doanh nghiệp Trung Quốc vỡ nợ qua các quý.p/Nguồn: Bloomberg

Giá trị trái phiếu doanh nghiệp Trung Quốc vỡ nợ qua các quý. Nguồn: Bloomberg

Khi Chính phủ cứng rắn

Năm 2019, DNNN tại Trung Quốc chỉ chiếm 10% trong tổng số các vụ vỡ nợ trái phiếu, nhưng con số này tăng vọt lên 50% trong năm 2020 và dự kiến tăng cao hơn trong năm nay.

Nhiều tên tuổi đình đám mất khả năng thanh toán như Tsinghua Unigroup, Brilliance Auto Group, Yongcheng...

Sở dĩ các DNNN Trung Quốc bị vỡ nợ ngày càng nhiều do quan điểm điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ Trung Quốc đã thay đổi. Theo đó, quốc gia này không còn đài thọ vô điều kiện cho các khoản nợ to như núi ở DNNN. Ủy ban Giám sát và Quản lý tài sản nhà nước Trung Quốc đặt mục tiêu rõ ràng: giảm nợ và hạn chế rủi ro.

Hiện Trung Quốc đang sử dụng hai công cụ xử lý đối với các DNNN: Một là sáp nhập các DNNN yếu kém. Hai là chuyển đổi nợ thành vốn góp. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, Chính phủ Trung Quốc nên cho các DNNN yếu kém phá sản.

Tuy nhiên, mục tiêu giảm nợ ở DNNN có thể đẩy rất nhiều doanh nghiệp vào tình trạng khó tiếp cận nguồn vốn, khiến khó khăn càng chồng chất. Do đó, Chính phủ Trung Quốc sẽ đối diện với bài toán tăng trưởng kinh tế bền vững và định hướng chính trị trong những năm tới.

Cải cách toàn diện DNNN

Làn sóng vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp ở Trung Quốc đã tác động tiêu cực đến thị trường nợ doanh nghiệp trị giá gần 4 nghìn tỷ USD của Trung Quốc, trong đó DNNN chiếm khoảng 60%.

Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc có thể sẽ không để xảy ra tình trạng vỡ nợ trái phiếu hàng loạt, mà sẽ chỉ thanh lọc để làm lành mạnh hóa thị trường tài chính của quốc gia này. Theo đó, nhiệm vụ hiện nay là làm cho DNNN tương thích với kinh tế thị trường, đa dạng hình thức sở hữu, gia tăng sở hữu từ khu vực tư nhân; cơ chế quản lý giám sát tân tiến, tránh cục bộ, ỉ lại, đặc biệt hạn chế tối đa đầu tư ngoài ngành - như một lỗ hổng làm thất thoát tài sản Nhà nước.

Cơ chế mới bắt buộc DNNN tập trung vào ngành nghề chủ đạo, kiện toàn cơ chế kinh doanh thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi; tăng cường phân cấp, phân quyền, chế độ phân phối linh hoạt. Đặc biệt, gắn trách nhiệm kinh tế và trách nhiệm chính trị trong DNNN.

Đến nay, Bắc Kinh đã trải qua 4 giai đoạn cải cách DNNN, bắt đầu từ năm 1978. Từ 2013 đến nay, Trung Quốc đã tích cực phát triển chế độ kinh tế sở hữu hỗn hợp, tăng cường quản lý, giám sát tài sản Nhà nước, trong đó chú trọng quản lý vốn, giới hạn chức năng cho các DNNN khác nhau.

Đặc biệt, Trung Quốc không nhất nhất giữ bằng được DNNN cụ thể nào, nếu như doanh nghiệp đó không còn khả năng cạnh tranh, không phù hợp với xu thế phát triển. 

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Bom nợ” doanh nghiệp Trung Quốc phát nổ tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713572655 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713572655 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10