Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang thế nào?
Nhà trắng không phản ứng gay gắt khi Trung Quốc không mua đủ số hàng như trong thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.
Mới đây, trả lời phỏng vấn Reuters, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Janet Yellen hy vọng Trung Quốc tuân thủ một số nguyên tắc trong thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, nhưng vẫn để ngỏ khả năng giảm một số hạng mục thuế quan nếu Bắc Kinh có động thái phù hợp.
Theo thống kê của Viện kinh tế quốc tế Peterson (Mỹ) xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 1 của Mỹ sang Trung Quốc trong năm 2020 đã thấp hơn 40% so với mục tiêu. Có nghĩa là Bắc Kinh không thực hiện đúng cam kết. Vì nhiều lý do.
Trong suy nghĩ của mình, Trung Quốc muốn Washington dỡ bỏ thêm thuế quan trước khi tăng liều lượng nhập hàng từ Mỹ. Đòi hỏi này là viễn vông khi con át chủ bài thương mại vẫn được chính quyền J. Biden sử dụng như một công cụ kiềm chế sức mạnh Trung Quốc.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung mờ dần theo thời gian, không còn là chủ đề được quan tâm nhiều như dịch bệnh COVID-19 và biến đổi khí hậu. Nói cách khác cả hai bên bị mắc kẹt từ trong quan điểm đến hành động thực tế.
Trung Quốc cho thấy sức bền trong cuộc đua đường trường, còn Mỹ ngày càng đánh mất lợi thế do sự thay đổi quyền lực chính trị, thay đổi đường đối điều hành đất nước, đường lối ngoại giao từ khi D. Trump rời Nhà trắng.
Jen Psaki, thư ký báo chí Nhà Trắng, nói: “Mọi việc chính quyền trước đã thực hiện vẫn đang được xem xét, vì nó liên quan tới cách tiếp cận vấn đề an ninh quốc gia của chúng tôi nên tôi không dám chắc là mọi thứ sẽ tiếp tục”.
Không loại trừ khả năng Nhà trắng sẽ rút khỏi thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, điều này không có nghĩa quan hệ thương mại sẽ tốt lên mà cho thấy cách tiếp cận về vấn đề an ninh kinh tế Mỹ không còn như trước.
Với những gì đang diễn ra, chắc chắn ông Biden không dùng thương mại để đánh Trung Quốc theo “kiểu Trump”. Vì vậy vũ khí thương mại ngày càng nhạt nhòa và không loại trừ khả năng xung đột này sẽ được gỡ bỏ.
Nhìn toàn cục, Mỹ - Trung không thể tách rời nhau. Cây bút Joseph Nye viết trên tờ New York Time rằng, dùng ẩn dụ “Chiến tranh lạnh” để mô tả mối quan hệ này tuy thuận tiện nhưng thể hiện tư duy lười biếng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Trong thực tế Mỹ đã đạt được kim ngạch thương mại 500 tỷ USD với Trung Quốc trong năm ngoái, bất kỳ sự tách biệt nào giữa hai nền kinh tế khổng lồ này đều phát sinh chi phí khiến hàng loạt doanh nghiệp thua lỗ.
Có hàng tỷ kết nối không dứt ra được giữa hai quốc gia này, như sinh viên, khách du lịch, doanh nhân. Các vấn đề đẩy lùi dịch bệnh, chống biến đổi khí hậu xét cho cùng không thể giải quyết bằng nỗ lực đơn lẻ.
Bộ trưởng Yellen cho biết các mức thuế quan có xu hướng làm tăng giá cả trong nước, cũng như tăng chi phí cho người tiêu dùng và cho các công ty từ các nguyên liệu đầu vào như nhôm và thép. Điều này đồng nghĩa là việc cắt giảm thuế sẽ có tác dụng khiến lạm phát giảm.
Có thể bạn quan tâm
Chiến tranh thương mại: Trung muốn dừng, Mỹ lắc đầu!
09:00, 11/10/2021
Nguồn cội chiến tranh thương mại
04:00, 19/01/2020
Chuyên gia khuyên hãy tỉnh táo trước cơ hội từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
13:50, 15/01/2020
Khởi động thuế quan mới trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
00:16, 02/09/2019
Chiến tranh thương mại dưới góc nhìn “nghệ thuật đàm phán”
11:05, 30/08/2019
Chiến tranh thương mại làm "nghẽn" dòng đầu tư quốc tế
05:30, 27/08/2019