Chiến tranh thương mại dưới góc nhìn “nghệ thuật đàm phán”

TS Hồ Minh Đồng 30/08/2019 11:05

Những tưởng khi Trump chê, rồi lại khen ngay một ai đó là bất nhất, nhưng đó cũng là nghệ thuật đàm phán...

Cuốn sách xuất bản năm 1987 đã làm D. Trump nổi tiếng không chỉ vì doanh số bán sách, mà còn vì những suy nghĩ thông minh và táo bạo của ông. Sau gần 30 năm kể từ khi cuốn sách ra đời, tác giả từ một tỷ phú kinh doanh bất động sản đã trở thành Tổng thống của cường quốc hàng đầu: Tổng thống Mỹ Donal Trump!

Từ khi đắc cử D. Trump đã được gắn biệt danh “ông thuế quan” bởi ông đã hủy bỏ hoặc đòi xem xét rất nhiều văn bản đàm phán giữa Mỹ và các nước. Chẳng hạn xem xét và ký lại Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ với Mêxico và Canada (từ NAFTA sang USMCA), rời bỏ Hiệp định thương mại xuyên Đại Tây dương TTP, Hiệp ước INF với Nga, xét lại nội dung Thỏa thuận hạt nhân Iran và mới nhất là Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã kéo dài 444 ngày để có một Hiệp định “công bằng” hơn!

Những tưởng D. Trump tùy hứng khi viết những dòng trên twitter cá nhân, nhưng đó cũng là nghệ thuật đàm phán, nghệ thuật tạo nên sắc thái và phong cách lãnh đạo của riêng mình!

Những tưởng khi Trump chê, rồi lại khen ngay một ai đó là bất nhất, nhưng đó cũng là nghệ thuật đàm phán của Trump: chê đối thủ để giảm giá những gì đối thủ có, rồi kéo đối thủ vào lòng với một bản hợp đồng tốt nhất!

Đây là bài học kiên trì với mục tiêu đã chọn, bài học không ngừng phấn đấu để có “vị trí” tốt hơn: "vị trí" bất động sản, “vị trí” nước Mỹ và “vị trí” của “Nghệ thuật đàm phán” mang tên Donald Trump!

Với Trump, đôi khi tùy hứng phát biểu, nhưng nếu xâu chuỗi lại thì đó là

Với Trump, đôi khi tùy hứng phát biểu, nhưng nếu xâu chuỗi lại thì đó là "nghệ thuật đàm phán" khó lường

1. “Đằng nào bạn cũng phải suy nghĩ, tốt nhất nên chọn cho mình suy nghĩ lớn”. Phải chăng "suy nghĩ lớn" đã trở thành động lực cho Trump tích lũy kinh nghiệm, khát vọng trở thành tỷ phú, trở thành Tổng thống của nước Mỹ hùng cường?

Với Trump, bất bình đẳng trong thương mại với Trung Quốc đã xảy ra hơn một thập kỷ từ thời G. Bush con, đến B. Clinton và B. Obama. Các đời Tổng thống nói trên có biết sự bất bình đẳng đó không?

Biết, nhưng trước một đối thủ có gần 1,4 tỷ dân, họ sợ không giải quyết nổi những hiểm họa phát sinh. Họ giống nhau ở chỗ: im lặng là vàng, đến nỗi không dám tiếp đại biểu đến từ Đài Bắc! Obama đã phải chịu nhục trong chuyến thăm Bắc Kinh khi chủ nhà không trải thảm đỏ theo nghi lễ quốc tế thông thường!

Ngược lại nhờ “suy nghĩ lớn” D. Trump khai chiến thương mại với Trung Quốc. Ông còn khẳng định: Trung Quốc đã lấy từ Mỹ rất nhiều, từ công ăn việc làm, từ mất bản quyền sở hữu trí tuệ, v.v... Đã đến lúc phải đòi lại những gì đã mất cho nước Mỹ, làm cho “nước Mỹ vĩ đại” trở lại!

Có thể bạn quan tâm

  • Dầu thô: Vũ khí mới của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh thương mại?

    Dầu thô: Vũ khí mới của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh thương mại?

    11:00, 10/08/2019

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Chỉ chấm dứt khi Trung Quốc nhượng bộ

    Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Chỉ chấm dứt khi Trung Quốc nhượng bộ

    11:37, 24/05/2019

2. “Phải chuẩn bị nhiều phương án, cả những điều tồi tệ có thể đến và biết chung sống với nó. Điều tốt đẹp tự nó sẽ dẫn đường!”. Trump tự răn bảo không được quá kỳ vọng vào một phương án, mà phải chuẩn bị cho cả điều tồi tệ nhất có thể xảy ra. Kinh nghiệm bao năm thương trường đã giúp ông trong cuộc chiến với Trung Quốc.

Rõ nhất là sự kiện gần đây: Ngày 23/8, Quốc vụ viện Trung Quốc áp thuế 5-15% đối với 75 tỷ hàng hóa Mỹ (sau 3 tuần tính toán), thì chưa đầy 10 giờ sau Trump đã có đòn đáp trả lên 550 tỷ hàng hóa Trung Quốc (trong đó thuế 25% lên 30% với 250 tỷ hàng TQ; tăng thêm 5% với hơn 300 tỷ hàng hóa còn lại)

Không chuẩn bị cho kịch bản tồi tệ thì Trump không thể có quyết định đáp trả nhanh như một tia chớp vào ngày 23/8 vừa qua!

Một kịch bản tồi tệ nữa cũng đã được chuẩn bị: Trung Quốc sẽ “câu giờ”, sẽ chờ Trump thất cử mới chịu đàm phán với Tổng thống khác! Điều này Trump cũng đã tiên liệu khi nói rằng, “tôi sẽ thắng cử, lúc đó sẽ không có thỏa thuận, hoặc sẽ là một thỏa thuận tồi tệ hơn nhiều”!

Trump tin người dân Mỹ sẽ bỏ phiếu cho mình vì thành tựu kinh tế vượt kỷ lục mấy mươi năm: tăng GDP 4,2%, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống 3%!

Ông dám nói, Mỹ sẽ sụp đổ khi nhiệm kỳ tới ông không còn làm Tổng thống! Nếu không có Hiệp định thương mại Mỹ - Trung sớm, nông sản Mỹ không được Trung Quốc mua, số phiếu bầu cho ông sụt giảm.

Trump một mặt chi tiền cho nông dân theo luật định, mặt khác ông đã thuyết phục Thủ tướng Nhật Bản  S. Abe đồng ý mua thêm nhiều nông sản Mỹ (Hiệp định sẽ ký vào tháng 9/2019 nhân dịp kỳ họp Đại hội đồng LHQ).

Trump chuẩn bị cho cả phương án “không có Trung Quốc” bằng việc mở lại các mỏ nhôm, thép, đất hiếm vốn bị đóng cửa dưới thời Obama. Các phương án chuẩn bị kỹ lưỡng. Trump coi việc đánh thuế là “tốt”, rằng sẽ “không vội” ký thỏa thuận không tốt với Trung Quốc!

Nếu Trump không còn ở lại thêm một nhiệm kỳ nữa,

Nếu Trump không còn ở lại thêm một nhiệm kỳ nữa nước Mỹ sẽ cảm thấy đáng tiếc? (Ảnh BBC)

3. “Với người không tốt, với kẻ đối xử không công bằng và kẻ lợi dụng thì phải trả đũa”. Trump tốt với bất kỳ ai tốt với mình, nhưng không tha thứ cho kẻ tệ mạt. Theo Trump, Trung Quốc là kẻ tệ mạt, vì đã không công bằng trong quan hệ thương mại: ăn cắp sở hữu trí tuệ, cài cắm gián điệp, dung túng cho ZTE và Huawei nghe lén bí mật quốc gia v.v...

Trung Quốc bị Trump trả đũa bằng việc đánh thuế dồn dập, với nhiều quy mô và mức độ khác nhau. Trả đũa không chỉ đánh thuế với hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc, mà Trump còn chặn nguồn dầu giá rẻ từ Iran và Venezuela.

Chặn công dân và các nhà khoa học Trung Quốc tiếp cận cơ sở sản xuất công nghệ cao của Mỹ; siết chặt dòng lưu học sinh của Trung Quốc đến học tập và làm việc tại Mỹ.

Cấm các công ty Mỹ trong chuỗi cung ứng cho Huawei; ngăn cản đồng minh tiếp cận mạng 5G của Hawei, v.v... Có thể nói D.Trump đã trả đũa quyết liệt, đánh vào yếu huyệt của Trung Quốc, phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu của Trung Quốc khi hầu hết các công ty phải tháo chạy khỏi Trung Quốc để né thuế.

Theo ông Trump, Trung Quốc thiệt hại rất nặng nề, đó là hơn 3 triệu người thất nghiệp trực tiếp, phá vỡ công xưởng sản xuất lớn nhất thế giới, ngăn cản “vành đai, con đường”, phá tan “giấc mộng Trung Hoa” v.v...

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chiến tranh thương mại dưới góc nhìn “nghệ thuật đàm phán”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO