Nông sản và nỗi đau của nông dân (Bài 2)

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 05/01/2022 05:27

Thử tìm Google cụm từ “phân lô bán nền đất nông nghiệp” cho ra hơn 29.000.000.000 kết quả!

Một

Một "farm" ở Úc

>>Nông sản và nỗi đau của nông dân (Bài 1)

Để tạo ra sản phẩm nông nghiệp đồng nhất về chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường, ngoài vốn, công nghệ cần có tích lũy ruộng đất đủ lớn để xây dựng thành các “farm” như các nền nông nghiệp tiên tiến.

Ở Úc, mỗi trang trại xoài ít nhất 5.000 cây, tương đương diện tích canh tác khoảng 60 hecta. Nông dân Việt Nam dường như không ai sở hữu số lượng đất đai như vậy, nếu không muốn nói là manh mún, nhỏ lẻ.

Ở Miền Nam các nhà vườn trung bình 5 sào Nam bộ (5000m2). Ở miền Trung mỗi nhân khẩu được mặc địch cấp 1 sào ruộng (500m2). Nông dân Đồng bằng Sông Cửu Long rộng lớn cũng không thể có diện tích canh tác cỡ 1 farm nhỏ như Úc.

Với chừng đó không gian vừa sức lao động cho một gia đình, không cần đầu tư máy móc, do không tiếp xúc với máy móc, công nghệ nên tư duy canh tác không có đột phá. Không tạo ra năng suất đột biến nên không có nhu cầu mở rộng thị trường, tất cả vừa đủ giao cho thương lái và hầu hết bán tiểu nghạch sang Trung Quốc.

Trong lịch sử nhân loại, năng suất lao động nông nghiệp và sản phẩm dư thừa là động lực rất quan trọng để loài người tiến bộ. Thậm chí năng suất lao động quyết định sự chênh lệch phát triển của các quốc gia, châu lục như Jared Diamond chứng minh trong cuốn sách “Súng, vi trùng và thép”.

Chủ trương tích tụ ruộng đất có cách đây hơn 10 năm, hy vọng cánh đồng mẫu lớn giúp nâng tầm giá trị hạt gạo Việt. Theo các nhà khoa học, ĐBSCL cần có 1 triệu cánh đồng lớn trên tổng diện tích gieo trồng hơn 3 triệu ha.

Giả định chỉ cần đầu tư cho 20 doanh nghiệp lớn với trung bình 50.000 ha/đơn vị, lúc đó, ngành lúa gạo Việt Nam đã có thể chủ động trên thị trường từ dự trữ nguồn hàng đến điều tiết, quyết định giá cả.

Nhưng đến thời điểm này giá lúa ĐBSCL phập phù theo mùa vụ, nạn di cư, xâm nhập mặn không có cách gì chế ngự. Cánh đồng lớn không thể nhân rộng vì mối liên kết giữa các chủ thể trong chuỗi cung ứng quá lỏng lẻo. Nông dân vẫn ưa thích thời vụ, doanh nghiệp chỉ muốn “lướt” hàng kiếm lãi, nhà nước không đủ quyết liệt.

Thử tìm Google cụm từ “phân lô bán nền đất nông nghiệp” cho ra hơn 29 triệu kết quả! Con số này nói lên một thực trạng đau xót, đất nông nghiệp bị dòm ngó như miếng mồi béo bở, chỉ cần biến thành thổ cư thì giá trị tăng vọt hàng trăm hàng nghìn lần và “chủ đất” hầu hết chỉ nhận được vài đồng đền bù, giải tỏa.

>>Bao giờ nông sản hết ùn ứ?

Đất nông nghiệp ở Việt Nam đang bị

Đất nông nghiệp ở Việt Nam đang bị "xẻ thịt"

Tình trạng này diễn ra khắp cả nước, bây giờ người ta quan tâm đến công nghiệp, dự án không phải vì cơ hội tìm kiếm việc làm mà ngóng chờ đất ở đâu sẽ lên gi, doanh nghiệp, chính quyền “đi đêm” biến đất nông nghiệp thành đất ở.

PGS.TS Vũ Năng Dũng, Chủ tịch Hội khoa học đất Việt Nam khẳng định, thực trạng đất sản xuất nông nghiệp Việt Nam rất đáng báo động, cần phải có sự thay đổi.

Nền kinh tế có quá nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, một xã hội có quá nhiều người giàu lên nhờ đất nền, các tỷ phú tiếng tăm nhất cũng không thể không nhờ cội rễ từ đất đai. Người ta dạy nhau đủ cách kiếm tiền, làm sao nhanh giàu nhất có thể.

Và bên cạnh đó lớp trẻ thì không mấy ai yêu thích nghề nông. Xem Shartank sẽ rõ. Khuyên nhau khởi nghiệp bằng kinh tế công nghệ là thức thời, nhưng xem nhẹ khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp không khác nào “bỏ sở trường chạy theo sở đoản”.

Còn vô số vấn đề vĩ mô không thể liệt kê hết. Nhưng có một điều rất dễ thấy là hầu hết nông dân tự “bơi” trên mảnh ruộng của mình. Nghịch lý là có rất nhiều chính sách, kế hoạch mà bất kỳ vị Trưởng Phòng nông nghiệp cấp huyện nào cũng có thể đọc vanh vách.

Có thể bạn quan tâm

  • “Thông đường” cho nông sản Việt Nam sang Nga

    “Thông đường” cho nông sản Việt Nam sang Nga

    04:00, 09/12/2021

  • Hàng nông sản Việt Nam khó vươn ra thế giới vì chi phí logistics

    Hàng nông sản Việt Nam khó vươn ra thế giới vì chi phí logistics

    05:02, 10/09/2020

  • Nông sản Việt Nam cần cải cách

    Nông sản Việt Nam cần cải cách "quy trình" để vào thị trường lớn

    05:30, 21/08/2020

TRƯƠNG KHẮC TRÀ