Hàng nông sản Việt Nam khó vươn ra thế giới vì chi phí logistics

Diendandoanhnghiep.vn Chí phí logistics để vận chuyển nông sản hiện tại rất đắt đỏ, không có nhiều lựa chọn phương thức vận chuyển nên không cạnh tranh...

Tổng giám đốc Công ty Vina T&T, ông Nguyễn Đình Tùng nhận định tuy vận chuyển hàng không có lợi thế là giảm rủi ro về chất lượng sản phẩm nhưng lại có khó khăn đó là giá cước vận chuyển tương đối cao. 

Việc chưa có các chuyến bay chuyên vận chuyển hàng hóa, điều này dẫn đến là các sản phẩm nông nghiệp của nước ta khó xuất khẩu và khó cạnh tranh với các nước.

Việc chưa có các chuyến bay chuyên vận chuyển hàng hóa dẫn đến các sản phẩm nông nghiệp Việt khó xuất khẩu và khó cạnh tranh với các nước.

Chi phí logistics đắt đỏ, nông sản kém cạnh tranh

“Điển hình như hiện nay, chỉ có 4 hãng hàng không có các chuyến bay đến Hoa Kỳ, Canada. Vì vậy, khi hãng nâng giá thì các doanh nghiệp cũng phải chấp nhận”, ông Tùng chia sẻ.

Đặc biệt, giá cước hàng không quá cao, đặc biệt trong mùa dịch COVID-19, các máy bay chở khách tạm dừng các đường bay quốc tế trong khi chưa có các chuyến bay chuyên vận chuyển hàng hóa, điều này dẫn đến là các sản phẩm nông nghiệp của nước ta khó xuất khẩu và khó cạnh tranh với các nước.

Không chỉ gặp khó với vận tải hàng không, doanh nghiệp cũng chưa thể sử dụng vận chuyển đường sắt như một kênh vận chuyển chủ đạo. Lý do bởi vận chuyển đường sắt thì hàng hoá sẽ phải qua nhiều khâu trung chuyển, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

"Hàng hoá phải chở ra ga Sóng Thần để vận chuyển ra ga Đồng Đăng sang Trung Quốc. Trong khi đó, nếu sử dụng xe container theo đường bộ thì hàng hoá sẽ được vận chuyển qua Trung Quốc ngay. Cách này giúp hàng vận chuyển đảm bảo tốt nhất", ông Nguyễn Đình Tùng cho biết.

Do đó, đường sắt chỉ vận chuyển được hành đông lạnh. Còn đối với những mặt hành trái cây nhạy cảm, bị sốc nhiệt thì sẽ bị thiệt hại.

Trên thực tế, thống kê 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu qua cửa khẩu Lào Cai, Đồng Đăng có khối lượng 864.000 tấn nhưng lượng hàng xuất khẩu bằng đường sắt chỉ đạt hơn 17.000 tấn, chiếm 1,8%. Điều này cho thấy con số ít ỏi của hàng hoá vận chuyển qua đường sắt. Thay vào đó, doanh nghiệp chọn vận tải đường bộ.

Theo nhiều doanh nghiệp, việc tập trung khai thác vận tải đường bộ trong vận chuyển hàng hóa nông sản xuất khẩu đã ảnh hưởng nhất định đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Bởi chi phí vận tải đường bộ khá cao lại thường xuyên xảy ra tình trạng ùn ứ tại khu vực cửa khẩu do năng lực thông quan tại các cửa khẩu chưa đáp ứng được lượng hàng hóa xuất khẩu lớn, nhất là vào cao điểm.

Đơn cử, với tinh bột sắn, chi phí vận chuyển từ Tuy Hoà đến Đồng đăng bằng đường sắt là 396.000 đồng/tấn, vận chuyển bằng đường bộ lẫn đường biển là 400.000 đồng/tấn. Đáng chú ý, chi phí vận chuyển 100% bằng đường bộ có giá lên đến 1 triệu đồng/tấn.

dsf

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nông sản qua đường bộ và đường biển. Còn vận chuyển bằng đường hàng không và đường sắt rất hạn chế.

Đề xuất hãng hàng không riêng cho nông sản

Theo ông Nguyễn Duy Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), chi phí logistics của một số chuỗi cung ứng hiện còn ở mức cao, khiến giá thành sản xuất của nông sản Việt Nam khó có thể cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các nước khác.

Cụ thể, chi phí logistics của sản phẩm hải sản chiếm 12,1% giá thành sản xuất, con số này với mặt hàng gạo lên tới 29,8%, rau quả 29,5%.

"Nguyên nhân khiến chi phí logistics tăng cao là do phí vận chuyển cao gồm giá nhiên liệu cao, quá nhiều trạm thu phí BOT, các chi phí không chính thức khác,… hệ thống hạ tầng còn hạn chế", ông Minh nói.

Với vai “người trong cuộc”, ông Đỗ Xuân Quang, Phó Tổng Giám đốc Vietjet Air Cargo cho biết, các hãng hàng không nước ta mặc dù đang trong quá trình phát triển nhưng quy mô còn nhỏ so với các hãng nước ngoài và với các nước trong khu vực. Chủ yếu tập trung khai thác bụng máy bay hành khách mà chưa có đầu tư vào máy bay chuyên chở hàng hóa (freighter).

Hiện nay, các hãng hàng không nước ngoài lại đang chiếm lĩnh thị trường vận chuyển hàng hóa quốc tế (gần 90%).

Do đó, Phó TGĐ Vietjet Air Cargo kiến nghị để phát triển vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không nói chung và các mặt hàng nông sản nói riêng, thì phải có một hãng hàng không (Cargo Airlines) với đội bay chuyên chở hàng hóa riêng biệt phục vụ cho các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, cho các tuyến đường riêng biệt. Như vậy, giá cước phí máy bay mới giảm được. Một hàng hàng không như vậy phải được Chính phủ tài trợ với chính sách tài khóa phù hợp.

Đồng thời, cần đầu tư mạnh vào hệ thống logistics phục vụ lưu trữ, bảo quản, thông quan bảo đảm chất lượng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam….Khuếch trương chính sách "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam" trong vận chuyển và phân phối sản phẩm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hàng nông sản Việt Nam khó vươn ra thế giới vì chi phí logistics tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714176007 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714176007 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10