Tỷ lệ ủng hộ lao dốc, tương lai Joe Biden u ám!
Với nền chính trị đặc trưng kiểu Mỹ, chỉ số ủng hộ Tổng thống rơi xuống thấp là điềm báo chẳng lành.
>>Mấy nét lớn qua một năm cầm quyền của Joe Biden
Ông Joe Biden đắc cử tổng thống với 80 triệu phiếu phổ thông - cao nhất mọi kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ. Đó là chiến thắng vang dội trái ngược hoàn toàn với hình ảnh có phần lép vế so với người đương nhiệm lúc ấy là ông D. Trump.
Nhưng sau hơn 1 năm cầm quyền, người dân Mỹ nhanh chóng thay đổi thái độ với lá phiếu từng bỏ. Kết quả khảo sát do tạp chí The Hill công bố hôm 24/1 cho thấy, chỉ còn 18% cử tri rất ủng hộ việc ông đang làm, 21% ủng hộ phần nào và 53% phản đối kịch liệt hoặc một phần công việc của Tổng thống.
Rõ ràng, ông Biden bước vào Nhà trắng với rất nhiều cam go, hầu như không kế thừa bất cứ thành quả gì từ người tiền nhiệm, thậm chí nội các mới mất rất nhiều thời gian để điều chỉnh lại mạng lưới ngoại giao - đã bị rạn nứt trước đó.
Ông Trump có quan điểm khác về phòng chống dịch, ông từng so sánh COVID-19 với cúm mùa và cho rằng tỷ lệ tử vong còn thấp hơn bệnh cúm thông thường ở Mỹ. Thực tế, ông Trump đúng một phần, còn lại COVID-19 lây lan nhanh và biến chủng mau chóng.
Ông Biden bắt đầu nhiệm kỳ với bài toán tìm kiếm vaccine, trong khi đợi chờ Pfizer hợp tác với BiONTech thì Mỹ đã trở thành ổ dịch lớn nhất thế giới sau Trung Quốc.
Thành tích chống dịch của Joe Biden là không tốt, riêng Mỹ chiếm 18% ca nhiễm trên toàn cầu, hơn 800.000 người tử vong - là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất do COVID-19.
Cách tốt nhất lúc ấy là đóng cửa đất nước, quá trình này diễn ra 20 tháng liên tục, trong thời gian này Nhà trắng chi gần 3.000 tỷ USD tài trợ dân chúng và doanh nghiệp. Vì thế nợ chính phủ tăng lên mức 31,4 nghìn tỷ vào giữa tháng 12/2021. Chính phủ suýt đóng cửa vào phút chót.
Trong đó có 2,5 nghìn tỷ USD giúp Chính phủ Mỹ được vay để thực hiện nghĩa vụ đối với lĩnh vực công, bao gồm an sinh xã hội, phúc lợi y tế, trả nợ và lãi suất cùng các khoản thanh toán khác.
Một tác động ngoại lực rất tồi tệ là đứt gãy chuỗi cung ứng từ Trung Quốc khiến hàng hóa nguyên vật liệu ở Mỹ đắt đỏ. Hai sức ép này đẩy lạm phát trong nền kinh tế lớn nhất thế giới lên mức cao nhất trong 4 thập kỷ gần đây.
Rất không suôn sẻ cho Joe Biden, lạm phát tác động trực tiếp vào túi tiền cử tri nên họ trút hết bực bội vào bản khảo sát cho các tổ chức độc lập triển khai.
Còn chưa đầy 1 năm nữa bầu cử giữa kỳ sẽ diễn ra, chọn lựa lại 435 ghế ở Hạ viện và 1/3 ghế ở Thượng viện, đồng thời chọn ra 37 thống đốc bang mới. Như vậy cuộc bầu cử quyết định cơ cấu trong Quốc hội.
Nếu đảng ông Biden (Dân chủ) không chiếm lấy đa số ghế ở Quốc hội thì Tổng thống sẽ bị ràng buộc rất chặt khi sử dụng và thực thi quyền lực. Kịch bản dễ xảy ra là phe Cộng hòa sử dụng tối đa lợi thế cản đường đối thủ.
Ngoài ra, trong tình hình COVID-19 còn phức tạp, 37 thống đốc mới được quyền quyết định chính sách cho mỗi bang. Điều này cũng có thể gây khó khăn cho Tổng thống nếu muốn nhất quán chính sách trong toàn Liên bang.
Có thể nói, đặc điểm chính trị của đảng Dân chủ không phù hợp điều hành đất nước trong bối cảnh hiện nay. Đơn cử, việc tăng thuế để đài thọ an sinh xã hội - rường cột chính sách của phe Dân chủ, hiện nay không thể thực thi.
Đảng Dân chủ ủng hộ tự do dân sự, tự do xã hội, bình đẳng, cơ hội đồng đều và thị trường tự do được điều tiết bởi Nhà nước. Đảng này cho rằng, nhà nước nên giữ vai trò then chốt tất cả các vấn đề xã hội, như vậy nhà nước cần tăng thêm quyền và bơm thêm tiền.
Có thể bạn quan tâm