Mỹ hạch tội và phát động chống Trung Quốc (Bài 1)

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 16/02/2022 05:30

Chiến lược mới của Mỹ khẳng định, sẽ hiện diện ở mọi ngóc ngách ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Mỹ ban bố chính thức trạng thái hiện diện ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Mỹ ban bố chính thức trạng thái hiện diện ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

>>QUAD gia tăng sức ép lên Trung Quốc

Mở đầu thông báo dài 12 trang, người Mỹ phủ đầu bằng mệnh đề khẳng định “Mỹ là một cường quốc Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nơi sinh sống của hơn một nữa dân số thế giới, gần 2/3 kinh tế thế giới và 7 quân đội hùng mạnh nhất thế giới”.

Sau đó, Mỹ không quên nhấn mạnh tầm quan trọng của họ ở khu vực này từ quá khứ đến hiện tại. Nói đến tương lai, Washington một lần nữa quyết tâm củng cố vị thế lâu dài và cam kết đa lĩnh vực, đa phương diện với các quốc gia tại đây. Từ Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á và Thái Bình Dương.

Mở đầu bằng lý luận nhẹ nhàng, dễ hiểu. Song, Mỹ vẫn không quên nhắc đến sự bành trướng của Trung Quốc như một lý do để họ tăng cường sự hiện diện Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Thông báo nêu rõ, sự ép buộc và gây hấn của Trung Quốc kéo dài trên toàn cầu, nhưng nó gay gắt nhất ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Từ sự cưỡng bức kinh tế của Úc đến cuộc xung đột dọc theo con đường kiểm soát thực tế với Ấn Độ trước sức ép ngày càng tăng đối với Đài Loan.

Sự bắt nạt của Trung Quốc với các nước láng giềng ở Biển Đông và các đồng minh và đối tác của chúng ta khiến “bên bị hại” chịu nhiều chi phí cho hành vi có hại của Trung Quốc.

Trong quá trình này, Trung Quốc cũng phá hoại quyền con người và luật pháp quốc tế, bao gồm tự do hàng hải, cũng như các những nguyên tắc đã mang lại sự ổn định và thịnh vượng cho Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Mặc dù vậy, quan điểm bao trùm của Mỹ không phải là “thay đổi Trung Quốc” mà là định hình môi trường chiến lược trong đó cân bằng ảnh hưởng trên thế giới có lợi tối đa cho Mỹ cũng như các quốc gia đồng minh, sẽ tìm cách quản lý cạnh tranh với Trung Quốc một cách có trách nhiệm.

Một trong những biện pháp đó là, hợp tác với các đồng minh và đối tác của mình trong khi tìm cách “nói chuyện” với Trung Quốc trong các lĩnh vực như biến đổi khí hậu, thiên tai, khan hiếm tài nguyên, xung đột nội bộ và thách thức quản trị.

Chiến lược vẫn không quên hạch tội Trung Quốc

Chiến lược vẫn không quên hạch tội Trung Quốc về vấn đề biển đảo...

Như vậy, với bản thông báo này, cho thấy cách thức tiếp cận “lạt mềm buộc chặt” của chính quyền ông Joe Biden với Bắc Kinh. Không đấu đầu gay gắt như người tiền nhiệm D. Trump, mặc dầu vậy không có nghĩa là quan hệ Mỹ - Trung lại “trời quang mây tạnh”.

“Thay đổi Trung Quốc” bây giờ là không thể - người Mỹ hoàn toàn biết lượng sức mình trong bối cảnh hiện tại. Nhưng Mỹ hoàn toàn có quyền tham gia, thậm chí can dự trên tinh thần bảo vệ luật pháp quốc tế, mang lại đối trọng, nhiều lựa chọn hợp tác hơn cho khu vực. Đặc biệt, Đông Nam Á là trọng tâm trong cấu trúc khu vực.

Thực tế, đòi hỏi cấp bách hiện nay tại châu Á là sự ổn định, tự do và cởi mở - nơi mà tất cả các bên có quyền tự quyết, lựa chọn tương lai cho chính mình, bầu trời, vùng biển, chủ quyền quốc gia, lợi ích kinh tế biển, đảo phải được quản lý trên cơ sở luật pháp phổ quát.

Về mặt chính trị - xã hội, Nhà trắng sẽ đầu tư vào các thể chế dân chủ, tự do báo chí, ngôn luận; hỗ trợ cho minh bạch tài chính, đầu tư, xây dựng và quản trị vĩ mô. Với Biển Đông, Washington dự định đem đến cách thức tiếp cận dựa trên luật pháp đối với các vấn đề lãnh hải.

Còn tiếp…

Có thể bạn quan tâm

  • Thấy gì từ việc Vương quốc Anh đẩy mạnh hiện diện tại Ấn Độ - Thái Bình Dương?

    Thấy gì từ việc Vương quốc Anh đẩy mạnh hiện diện tại Ấn Độ - Thái Bình Dương?

    05:30, 18/03/2021

  • Ấn Độ - Thái Bình Dương: Tầm nhìn mới của Mỹ

    Ấn Độ - Thái Bình Dương: Tầm nhìn mới của Mỹ

    11:00, 16/06/2019

  • Toan tính mới của Mỹ tại Ấn Độ - Thái Bình Dương

    Toan tính mới của Mỹ tại Ấn Độ - Thái Bình Dương

    14:41, 09/01/2019

TRƯƠNG KHẮC TRÀ