Ấn Độ - Thái Bình Dương: Tầm nhìn mới của Mỹ

Diendandoanhnghiep.vn Chiến lược Ấn Độ- Thái Bình Dương (IPS) giai đoạn mới của Mỹ tập trung vào 3 trụ cột chính là kinh tế, an ninh và quản trị.

Mỹ đã chính thức công bố bản báo cáo về IPS tại Đối thoại Shangri – La diễn ra từ 31/5- 2/6 vừa qua.

p/Tại Đối thoại Shangri- La được tổ chức vừa qua, Mỹ đã công bố Chiến lược  Ấn Độ- Thái Bình Dương với tầm nhìn mới. Ảnh: Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ phát biểu về chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương tại Đối thoại Shangri La , Singapore 1/6/2019

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ phát biểu về chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương tại Đối thoại Shangri La, được tổ chức tại Singapore ngày 1/6/2019

“Kiềng 3 chân”

Tại “chân kiềng” kinh tế, Mỹ đã ký các hiệp định thương mại song phương mới với nguyên tắc “tự do, công bằng, và có đi có lại” với Hàn Quốc, Mexico, Canada và Nhật Bản. Tới đây, Mỹ sẽ đầu tư lớn hơn vào khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Ngoài ra, Tổng thống Trump đã quyết định thành lập quỹ tài trợ phát triển (IDFC) với tổng trị giá 60 tỷ USD. Theo đó, Mỹ cam kết hỗ trợ xây dựng hải cảng, sân bay, đường bộ và đường sắt, hệ thống ống dẫn dầu và đường truyền dữ liệu hiện đại cho khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương.

Với “chân kiềng” an ninh, Mỹ sẽ thúc đẩy hợp tác với các nước cùng chí hướng để đối phó với các mối đe dọa cấp bách nhất hiện nay đối với khu vực. Mỹ sẽ cung cấp các khoản tài trợ mới để giúp các nước khu vực bảo vệ biên giới (trên bộ, trên biển, và không gian mạng). Đồng thời, Mỹ cũng sẽ tiếp tục cộng tác với các đồng minh và đối tác để bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không. Các cuộc tập trận chung vừa qua với Nhật Bản và Ấn Độ đã khẳng định sự cam kết của Mỹ trong chiến lược này.

  Nếu Mỹ không gia tăng nguồn vốn tài trợ và kêu gọi các đồng minh đóng góp cho quỹ IDFC (hiện chỉ có 60 tỷ USD), thì khó đối chọi lại sáng kiến BRI với quy mô 1.000 tỷ USD. 

Về “chân kiềng” quản trị, Mỹ ủng hộ các Chính phủ minh bạch và có trách nhiệm, pháp quyền và bảo vệ quyền con người, trong đó có quyền tự do tin ngưỡng. Những nước nào trao quyền và hỗ trợ công dân, chống tham nhũng và bảo vệ chủ quyền là những đối tác ưu tiên của Mỹ.

Triết lý “ba chân kiềng” ấy được xây dựng trên 3 trụ cột chủ yếu là sẵn sàng hành động, triển khai các quan hệ đối tác của Mỹ trong khu vực và thúc đẩy sự kết nối liên vùng. Ba trụ cột này nhằm đáp ứng những lợi ích cốt lõi của Mỹ trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Cạnh tranh chiến lược

Một trong những điểm mới quan trọng trong chiến lược IPS lần này là Mỹ sẽ bổ sung nhiều nguồn lực hơn cho khu vực. Đến năm 2020, 60% nguồn lực hải quân của Mỹ sẽ diện diện tại Ấn Độ – Thái Bình Dương. Theo đó, Mỹ sẽ gia tăng các nguồn lực để hỗ trợ các quốc gia gìn giữ hòa bình, giảm nhẹ thiên tai và cứu trợ nhân đạo.
Riêng đối với ViệtNam, Mỹ sẽ nỗ lực kiến tạo một dạng “Đối tác chiến lược” trên cở sở các lợi ích và những nguyên tắc chung, bao gồm cả vấn đề tự do đi lại trên biển, tôn trọng trật tự dựa trên luật lệ, phù hợp với luật pháp quốc tế và tôn trọng chủ quyền của nhau.

Đáng chú ý, một bí mật đã được công khai trong chiến lược IPS giai đoạn mới là nhằm đối phó với sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) của Trung Quốc. Điều nghịch lý khi so sánh giữa BRI với IPS là: Trong khi sáng kiến BRI thực chất là một chiến lược khá hoàn chỉnh đã được thực thi từ 5 – 6 năm trở lại đây, đã hai lần có Hội nghị cấp cao thế giới thảo luận về vấn đề này, thì IPS trên danh nghĩa là chiến lược, nhưng thực chất mới chỉ dừng lại ở mức “tầm nhìn”.

Các nhà hoạch định chính sách tại Washington nhiều lần đã khẳng định, Mỹ không đưa ra lời hứa suông, cũng như không buộc các nước đối tác đánh mất chủ quyền kinh tế. Tuyên bố này thực chất nhằm đưa ra các “phương án thay thế” đối với các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng và kết nối kinh tế của BRI và không để “luật chơi” của Trung Quốc thắng thế trong khu vực.

Tuy nhiên, nếu Mỹ không gia tăng nguồn vốn tài trợ và kêu gọi các đồng minh, đối tác đóng góp cho quỹ IDFC, thì khó đối chọi lại sáng kiến BRI với quy mô tài trợ 1.000 tỷ USD.

Sau giai đoạn từ tháng 11/2017 đến tháng 6/2019, giới chức Hoa Kỳ chắc chắn sẽ có một cuộc thẩm định lại những chặng đường đã qua, giống như Trung Quốc cứ 2 năm một lần lại tổ chức Diễn đàn Vành đai và Con đường (BRF). Cho đến lúc đó sẽ xác định được khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP) là chiến lược hoàn chỉnh hay chỉ là một tầm nhìn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ấn Độ - Thái Bình Dương: Tầm nhìn mới của Mỹ tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714377030 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714377030 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10