Chiến sự Nga - Ukraine: NATO bắt đầu tham chiến?

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 24/03/2022 08:39

Chuyến công du của Tổng thống Joe Biden đến Ba Lan và Bỉ lần này sẽ quyết định giá dầu mỏ và chiến sự Nga - Ukraine.

Ông Joe Biden đang công du châu Âu

Ông Joe Biden đang công du châu Âu

>>NATO 2.0 đã ra đời ở châu Âu?

Vài ngày trước, báo chí Thụy Điển đưa tin 13 tàu chiến của NATO hướng về Stockholm sau cuộc tập trận chung. Cùng với đó tổng thư ký NATO tiếp tục khẳng định khối sẽ viện trợ thêm cho Ukraine, bao gồm cả vũ khí. Quan điểm của NATO là giúp Kiev giành và giữ vị thế cần thiết trên chiến trường để gia tăng tiếng nói trên bàn đàm phán.

Cùng thời điểm, NATO đưa hệ thống tên lửa Patriot vào Slovakia, một quốc gia thành viên có đường biên giới chung với Ukraine. Patriot là hệ thống tên lửa của Mỹ có khả năng đánh chặn tên lửa đối phương, chúng có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc vũ khí sinh học.

Việc bảo vệ các thành viên sát trung tâm chiến sự Nga - Ukraine là hoạt động đúng khuôn khổ NATO, nhưng đặt trong bối cảnh này cũng có thể là một hàm ý thông điệp ý nhị gửi đến Moscow.

Điều đáng chú ý NATO có 3 thành viên ở vùng Baltic là Estonia, Latvia, Litva tiếp giáp với Nga và một đồng minh của Nga là Belarus. Nếu muốn áp sát Nga hơn tại sao không đưa tên lửa Patriot vào 3 nước nói trên?

Rõ ràng, NATO đang rất cẩn trọng với súng ống trong vấn đề này. Mặt khác từ Slovakia, vũ khí NATO có thể âm thầm tiến vào Ukraine từ phía Tây, cách rất xa lãnh thổ Nga.

Kịch bản tồi tệ nhất xảy ra nếu NATO khai hỏa vào quân Nga - chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ bắt đầu, vì vậy cách tốt nhất lúc này là tìm mọi cách cung cấp vũ khí cho Chính phủ Tổng thống Zelensky, vừa ném đá vừa giấu tay.

Phương Tây tuy chưa tham chiến chính thức, song họ đã dùng hầu hết biện pháp mạnh nhất về kinh tế nhằm vào Nga. Dầu mỏ - vũ khí cuối cùng liệu có được sử dụng?

NATO sẽ quyết định 2 vấn đề, cấm vận dầu mỏ Nga và tăng cường hoạt động quân sự

NATO sẽ quyết định 2 vấn đề, cấm vận dầu mỏ Nga và tăng cường hoạt động quân sự

Điều này sẽ được quyết định trong chuyến công du của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Ba Lan, ông sẽ thảo luận với người đồng cấp Andrej Duda về tình hình Nga - Ukraine.

Ông Duda là một trong những nguyên thủ thuộc số ít ở châu Âu đề nghị cấm vận dầu mỏ Nga ngay lập tức. Vì vậy, cuộc gặp Biden - Duda có ảnh hưởng đến khả năng EU có cấm vận dầu mỏ Nga hay không.

Sau cuộc gặp này, Thượng đỉnh NATO sẽ diễn ra ở Bỉ, trọng tâm nghị sự vẫn là chiến sự Nga - Ukraine, nhưng hội nghị Bruxelles sẽ bàn về quân sự nhiều hơn.

Nhiều khả năng NATO tăng cường trang bị vũ khí, khí tài cho thành viên ở Đông Âu, phòng trường hợp chiến tranh lan rộng. Dù muốn hay không, để đẩy lùi chiến tranh, chấm dứt đổ máu, phương Tây phải dùng biện pháp đủ mạnh.

Thượng đỉnh NATO cũng hướng tới những biện pháp có thể được công bố để hỗ trợ nhiều hơn cho Ukraine, kể cả các chuyến chuyển giao vũ khí mới hoặc trợ giúp tài chính để tăng cường khả năng tham chiến của quốc gia Đông Âu.

Có thể bạn quan tâm

  • Vai trò dầu mỏ với chiến sự Nga - Ukraine

    Vai trò dầu mỏ với chiến sự Nga - Ukraine

    05:12, 23/03/2022

  • Thế “chân vạc” sau chiến sự Nga - Ukraine

    Thế “chân vạc” sau chiến sự Nga - Ukraine

    06:15, 21/03/2022

  • Chiến sự Nga - Ukraine cần điều kiện gì để chấm dứt?

    Chiến sự Nga - Ukraine cần điều kiện gì để chấm dứt?

    06:22, 16/03/2022

  • NATO 2.0 đã ra đời ở châu Âu?

    NATO 2.0 đã ra đời ở châu Âu?

    03:00, 24/03/2022

TRƯƠNG KHẮC TRÀ