VN-Index sẽ phục hồi trong tuần tới?
Mặc dù VN-Index đã giảm trong tuần này, nhưng việc một số doanh nghiệp còn lại công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 được dự báo khả quan, sẽ hỗ trợ cho thị trường.
Kết thúc phiên giao dịch tuần này, VN-Index đóng cửa ở mức 958,36 điểm, giảm 1,21% so với cuối tuần trước. Tính chung cả tuần này, VN-Index có 3 phiên giảm điểm và 2 phiên tăng điểm.
Các mã đóng góp tích cực nhất đến VN-Index tuần qua là VIC, BID và NVL với lần lượt là 3,13, 0,86 và 0,57 điểm tăng. Ngược lại, các mã ảnh hưởng tiêu cực nhất đến chỉ số là GAS, VCB và VHM đã lấy đi của VN-Index lần lượt 4,78, 2,5 và 1,86 điểm. Thanh khoản trung bình trong tuần này đạt 149 triệu cổ phiếu trên sàn HSX, giảm so với mức 236 triệu của tuần trước đó.
Có thể bạn quan tâm
Chứng khoán Trung Quốc phục hồi sau khi chạm đáy 4 năm
11:45, 19/10/2018
Các yếu tố chính chi phối thị trường chứng khoán cuối năm
05:45, 19/10/2018
Doanh nghiệp bất động sản rủ nhau lên sàn chứng khoán tìm vốn
22:00, 18/10/2018
Chủ tịch Yuanta SC: "Không có lý do để lo chứng khoán giảm sâu!"
06:06, 18/10/2018
7 chứng khoán vào diện kiểm soát và ngừng giao dịch trên HNX từ 17/10
11:05, 16/10/2018
Chứng khoán 15/10: Lực bán lan rộng đến nhiều nhóm cổ phiếu
15:25, 15/10/2018
Chứng khoán Việt Nam có thể sẽ tiếp tục phục hồi
04:30, 13/10/2018
Nhóm cổ phiếu bất động sản tăng 2,87% nhờ DXG, VIC và PDR tăng lần lượt 4,36%, 3,23% và 1,73%. Ngược lại, các cổ phiếu ngân hàng giảm 1,96% do diễn biến tiêu cực của các cổ phiếu như VCB, MBB và ACB khi giảm lần lượt giảm 3,67%, 3,67% và 3,13%. Trong khi đó, các cổ phiếu dầu khí giảm 5,5% do GAS, PLX và PVS giảm lần lượt 6,59%, 3,43% và 0,48%.
Trước biến động khó lường của thị trường chứng khoán thế giới, các nhà đầu tư trong nước có tâm lý thận trọng, khiến thanh khoản giảm mạnh. Điều đó đã làm cho thị trường bị phân hóa khá mạnh.
Trong tuần này, nhiều cổ phiếu đã giảm điểm mạnh khi kết quả kinh doanh (KQKD) của doanh nghiệp đó không như dự kiến. Tính đến 19/10/2018 đã có 153 công ty niêm yết trên sàn HSX và HNX đã công bố KQKD quý 3/2018. Theo đó, tổng mức lợi nhuận sau thuế đạt 3.517 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, mức độ phân hóa của kết quả kinh doanh khá mạnh khi có 80/153 doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận so cùng kỳ và chỉ có 15/153 doanh nghiệp thua lỗ.
Trong khi đó, VN30 có tuần giảm điểm thứ 3 liên tiếp với mức giảm -1,3%. Các hợp đồng tương lai đang có mức chênh lệch giá với VN30 lần lượt 0,05%, -0,02%, -0,05% và -0,07%. VN30 tiếp tục giảm, thu hút các nhà đầu tư trong ngắn hạn, qua đó cải thiện thanh khoản bình quân lên 10.027 tỷ đồng/ phiên, tăng 17% so cuối tuần trước.
Trên khung thời gian tuần, VN-Index đã có tuần giảm điểm thứ 3 liên tiếp, nhưng điểm tích cực là chỉ số này vẫn giữ được trên ngưỡng hỗ trợ 940-950 điểm. Điều này được kỳ vọng sẽ giúp chỉ số có sự hồi phục trong một vài tuần kế tiếp. Tuy nhiên, rủi ro từ thị trường chứng khoán toàn cầu vẫn là nhân tố có thể tác động tiêu cực đến tâm lý của các nhà đầu tư trong nước, khiến áp lực chốt lời gia tăng.
Theo BVSC, trong ngắn hạn hơn, sự hồi phục của thị trường được kỳ vọng sẽ xuất hiện trong tuần tới với đích đến nằm tại vùng kháng cự được hội tụ bởi đường SMA20 và khoảng trống giảm giá được hình thành trong tuần trước, tương ứng với 985-993 điểm. Nếu kịch bản này xảy ra, thì vùng kháng cự đó được xem là điểm bán giảm tỷ trọng cho các vị thế đang nắm giữ trong danh mục. Tỷ trọng danh mục tổng nên được khống chế ở mức tối đa 40-50% cổ phiếu. Vùng kháng cự của chỉ số nằm tại 975- 990 điểm, kế tiếp là 1020-1027 điểm. Trong khi đó, vùng hỗ trợ của chỉ số nằm tại 918-933 điểm và 948-953 điểm.