Chứng khoán Việt Nam có thể sẽ tiếp tục phục hồi

Diendandoanhnghiep.vn Theo ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta, sự sụt giảm của TTCK Việt Nam vừa qua chủ yếu do tác động tâm lý. Do vậy, thị trường sẽ nhanh chóng phục hồi.

 

ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta.

- Ông đánh giá thế nào về đợt giảm điểm lịch sử của TTCK Việt Nam trong phiên 11/10? Liệu có phải là các nhà đầu tư đã phản ứng thái quá không?

Theo tôi, yếu tố tác động lớn nhất đến thị trường trong ngày 11/10 vừa qua đó chính là tâm lý nhà đầu tư. TTCK Việt Nam đã chịu tác động từ thị trường chứng khoán Mỹ sụt giảm rất mạnh hơn 3%. Điều này dẫn đến phản ứng dây chuyền sang TTCK của các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Nguyên nhân dẫn đến thị trường Mỹ giảm mạnh lần này có thể từ tâm lý nhà đầu tư sau khi Fed tăng lãi suất, Tổng thống Trump dọa áp thêm 267 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc...

Yếu tố tâm lý đã khiến nhà đầu tư bỏ ngoài tai những thông tin tích cực của nền kinh tế vĩ mô Việt Nam. Điều này thể hiện khá rõ khi đáng lý thị trường phải có diễn biến tích cực trước thông tin xuất siêu của Việt Nam đạt kỷ lục. Cụ thể, trong tháng 9, thặng dư thương mại của nước ta lên đến 1,982 tỷ USD, cao hơn gần 1,3 tỷ USD so với ước tính trước đó của các nhà chuyên môn (ước tính 700 triệu USD), qua đó giúp nước ta xuất siêu lên đến 6,324 tỷ USD tính hết tháng 9. Đây là mức thặng dư cao kỷ lục trong nhiều năm gần đây.

Theo quan sát của tôi, lượng ký quỹ (margin) của các công ty trên toàn thị trường hiện nay đang thấp hơn đáng kể (khoảng 70%) so với mức đỉnh lịch sử vào quý I/2018. Do đó, áp lực gọi ký quỹ (call margin), bán giải chấp thấp hơn. Vì vậy, tôi đánh giá mức độ hoảng loạn trong đợt này sẽ thấp hơn so với đợt bán tháo vào quý II/2018.

- Sau cú giảm điểm mạnh nói trên, TTCK đã có phiên giao dịch tích cực phiên cuối tuần này. Theo ông, tâm lý của nhà đầu tư đã được giải tỏa? Liệu TTCK có tiếp tục phục hồi vào tuần tới?

Thông thường tâm lý của các nhà đầu tư tác động đến TTCK chỉ diễn ra trong ngắn hạn, nên điều này sẽ được giải tỏa nhanh. Hơn nữa, lượng margin không lớn cũng sẽ giúp thị trường hồi phục khá nhanh. Tuy nhiên, thị trường có thể sẽ còn điều chỉnh và không loại trừ khả năng hệ số P/E (giá trên thu nhập) có thể giảm về mức 15 - 16 lần trong năm 2019. 

FED nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng lãi suất lần thứ 4 vào tháng 12 sắp tới, trong khi Trump cũng dọa sẽ áp thuế bổ sung 267 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Theo ông, điều này có tiếp tục tác động tiêu cực đến TTCK Việt Nam?

Chiến tranh thương mại giữa Mỹ- Trung khiến phần lớn các nhà đầu tư đều lo lắng. Thông tin dọa áp thuế mới của Tổng thống Trump hiện chưa gây sốc cho thị trường do nó vẫn đang nằm trong lộ trình áp thuế của ông Trump đưa ra trước đây. Về việc Fed tăng lãi suất, những lần Fed tăng lãi suất trước đây đều tác động tích cực lên USD. Đồng USD tăng giá vẫn còn tạo áp lực tỷ giá VND từ nay đến cuối năm nhưng không quá căng thẳng. 

Như tôi đã nói ở trên, thặng dư thương mại của Việt Nam đạt hơn 1,9 tỷ USD trong tháng 9, đồng thời lượng vốn FDI tiếp tục giải ngân khá, cùng việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước một cách chủ động, linh hoạt, sẽ giữ cho tỷ giá VND/USD không biến động quá mạnh. 

Bởi vậy, việc Fed tiếp tục tăng lãi suất vào tháng 12 sắp tới cũng không tác động mạnh đến TTCK Việt Nam.

Xin cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chứng khoán Việt Nam có thể sẽ tiếp tục phục hồi tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714131876 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714131876 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10