Sáng ngày 19/10, các chỉ số chứng khoán Trung Quốc đã phục hồi trở lại sau khi giảm xuống mức thấp 4 năm vào phiên giao dịch trước đó.
Tính tới cuối phiên giao dịch sáng ngày 19/10, Shenzhen Component Index đóng cửa ở mức 7.192,91 điểm, tăng 6,42 điểm so với phiên giao dịch trước đó. Shanghai Shenzhen CSI 300 Index (300 cổ phiếu lớn nhất trên thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến) cũng đã tăng 4,05 điểm lên 3.048,44 điểm so với phiên giao dịch ngày hôm qua.
Có thể bạn quan tâm
11:11, 17/10/2018
04:30, 14/10/2018
04:30, 12/10/2018
04:30, 11/10/2018
17:01, 10/10/2018
04:22, 10/10/2018
15:01, 25/09/2018
15:29, 06/09/2018
Tuy nhiên, Shanghai Composite đóng cửa phiên sáng với 2.485,99 điểm, giảm 0,43 điểm so với phiên giao dịch trước đó. Hang Seng Index cũng rơi vào tình trạng tương tự với 25.366,76 điểm, giảm 87,79 điểm so với phiên giao dịch ngày 18/10.
Sở dĩ chứng khoán Trung Quốc phục hồi trở lại là do các nhà đầu tư đã quay trở lại bắt đáy sau khi đã chạm đáy 4 năm. Áp lực giải chấp trên diện rộng đã khiến các nhà đầu tư tháo chạy, đẩy Shanghai Composite có lúc mất hơn 3% điểm số. Số mã giảm cũng lớn gấp 13 lần số mã tăng.
Chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh trong phiên hôm qua là do GDP của Trung Quốc tăng trưởng chậm hơn trong quý 3. Cụ thể, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã đạt mức tăng trưởng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý III năm 2018. Con số này thấp hơn kỳ vọng tăng trưởng 6,6%, theo các nhà phân tích của Reuters. Dữ liệu GDP mới nhất cũng thấp hơn mức tăng trưởng 6,7% trong quý trước. Ngoài ra, sản lượng công nghiệp của Trung Quốc tăng 5,8% trong tháng trước nhưng vẫn thấp hơn 6% theo dự báo. Ngoài ra, đầu tư tài sản cố định ở Trung Quốc 9 tháng đầu năm là 5,4%, tăng so với dự báo 5,3%. Tỷ lệ thấp nghiệp ở thành thị là 4,9% vào cuối tháng 9.
Căng thẳng thương mại Mỹ- Trung ngày càng leo thang kết hợp với thị trường chứng khoán sụt giảm đã làm giảm niềm tin của người dân vào nền kinh tế Trung Quốc. Điều này đã buộc các cơ quan chức năng Trung Quốc phải đẩy mạnh các biện pháp kích thích, nhưng tác động chưa như mong muốn.
Mặc dù vậy, ông Mao Shengyong, người phát ngôn của Cục thống kê Quốc gia Trung Quốc, cho biết, trong bối cảnh tình hình quốc tế đang gây bất lợi cho kinh tế Trung Quốc, GDP của quốc gia này đang trên đà đạt mục tiêu cả năm là 6,5%. Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực ổn định việc làm, tài chính, xuất khẩu và đầu tư nước ngoài.
Trong khi đó, ông Zhou Hao, chuyên gia kinh tế cấp cao về các thị trường mới nổi tại Commerzbank AG ở Singapore cho biết: "Các chỉ số của nền kinh tế Trung Quốc đang suy yếu. GDP cả năm có thể đạt 6,5%. Trung Quốc vẫn sẽ hoàn thành mục tiêu nhưng nhìn chung kinh tế nước này vẫn đang trên đà suy giảm.